ListNewByCategory

Dấu ấn Nghị quyết tam nông ở huyện Lạc Sơn

(19/03/2018)
Ngay sau khi BCH T.ư Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Huyện ủy, UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể huyện Lạc Sơn đã đề ra chương trình hành động triển khai nghị quyết. Nghị quyết tam nông đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, có sức lan tỏa. Sau gần 10 năm nền kinh tế Lạc Sơn đã có những con số ấn tượng ở mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.

Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(19/03/2018)
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 140 cán bộ quản lý dạy nghề, 407 giáo viên và người dạy nghề. Trong giai đoạn 2010-2017 có 10 nghề nông nghiệp, 20 nghề phi nông nghiệp đã được phê duyệt định mức hỗ trợ chi phí đào tạo.

CCB xã Phú Vinh vượt khó, làm giàu

(21/12/2017)
Trong những năm qua, Hội CCB xã Phú Vinh (Tân Lạc) luôn phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua, gương mẫu, đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, nhờ đó nhiều hội viên thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Phát triển thương hiệu ngành ong gắn với an toàn thực phẩm

(21/12/2017)
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển, mỗi năm, ngành ong của tỉnh với sản lượng hàng nghìn tấn đã đóng góp đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng nghìn hộ dân. Tới đây, khi mật ong Hòa Bình được cấp nhãn hiệu chứng nhận, lợi thế sản phẩm này sẽ còn được nâng tầm.

Xã Mỵ Hòa - đất cam đang hồi sinh mạnh mẽ

(21/12/2017)
Trong 5 năm lại đây, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt trồng cây có múi. Đến nay, cây có múi đang vươn lên mạnh mẽ, bước đầu hiệu quả đem lại rất khả quan, trở thành niềm hy vọng đổi đời của bà con nơi đây.

Cam Cao Phong niên vụ 2017 - 2018 – sản lượng tăng, giá ổn định

(21/12/2017)
Những ngày giữa tháng 11, Quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong (Cao Phong) và các xã lân cận như khoác lên mình tấm áo mới. Hai bên đường có vài trăm điểm bán cam, quýt Cao Phong. Trên các triền đồi, cam Canh, Xã Đoài, quýt… sai trĩu cành, vàng óng. Hình thức khách hàng đến tận vườn trải nghiệm và mua cam cũng đang được nhiều nhà vườn thực hiện.

Giữ gìn thương hiệu Cam Cao Phong

(21/12/2017)
Năm 2017, cam Cao Phong được mùa và tiếp tục có những bước đi vững chắc, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Cao Phong đang khai thác hiệu quả lợi thế tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu, và nguồn lực khoa học kỹ thuật lao động, thực hiện sản xuất cam theo các tiêu chuẩn an toàn, phát triển vùng cam hàng hóa, mang cuộc sống ấm no, giàu có cho người nông dân.

Xã Phú Thành phát triển kinh tế trang trại

(21/12/2017)
Trong những năm qua, các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp ở xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã hình thành, phát triển và không ngừng mở rộng. Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần giúp người dân phát huy lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Nông dân huyện Kim Bôi vượt khó sản xuất vụ đông

(21/12/2017)
Xóm Bờ, xã Trung Bì (Kim Bôi) có bãi bồi rộng chạy dọc theo con suối luôn dồi dào nước. Khu đất màu mỡ này chưa bao giờ bị bỏ trống trong bất cứ vụ đông nào. Năm nay cũng thế. Mặc dù vào trung tuần tháng 10 vừa qua, mưa lũ lịch sử làm nước suối dâng cao, vùi lấp làm hư hại toàn bộ diện tích ngô đông trồng trước đó hơn chục ngày khiến nông dân chỉ còn lựa chọn duy nhất sau khi nước rút: làm lại đất để trồng loạt cây mới trên nền đất cũ, quyết tâm không để đất trống trong sản xuất vụ đông.

Nông dân xã Liên Sơn năng động phát triển kinh tế

(14/12/2017)
Cùng với nông dân trong tỉnh, hội viên nông dân xã Liên Sơn (Lương Sơn) năng động thi đua lao động sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình kinh tế mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2% (số liệu tính đến tháng 6/2017).

Xã Đông Lai khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai

(14/12/2017)
"Từ một xã không có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, đến nay, Đông Lai đã định hình được hướng phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng đất đai, lao động, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”- Đồng chí Bùi Hải Châu, Chủ tịch UBND xã Đông Lai (Tân Lạc) khẳng định.

Đú Sáng - điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(14/12/2017)
Đồng chí Bùi Thanh Sướt, Chủ tịch UBND xã Đú Sáng cho biết: Là xã vùng đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Kim Bôi 17 km, Đú Sáng có trên 13.000 hộ, 5.900 khẩu sống trên địa bàn 17 xóm. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền nhân dân trong xã, Đú Sáng được biết đến là một trong những điểm sáng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao được triển khai trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Tưng bừng lễ hội Cam Lạc Thủy

(14/12/2017)
Đúng vào dịp công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cam, huyện Lạc Thủy tưng bừng tổ chức hội chợ Cam nhằm giới thiệu, quảng bá nhiều hơn sản phẩm nông nghiệp xứng tầm thương hiệu của địa phương mình.

Khai thác lợi thế vùng hồ, phát triển thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ

(13/11/2017)
- Hòa Bình là một trong số ít các tỉnh đã xây dựng Nghị quyết (NQ) về chính sách phát triển cá lồng bè. Qua 3 năm thực hiện cho thấy Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đi vào cuộc sống. Tỉnh đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của NQ đề ra, tạo lực đẩy khai thác lợi thế vùng hồ, phát triển thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ, cải thiện bền vững cuộc sống người dân vùng hồ.

Hội chợ Cam Lạc Thuỷ năm 2017 diễn ra trong 3 ngày 12-14/11

(13/11/2017)
UBND huyện Lạc Thuỷ có kế hoạch tổ chức lễ công bố, đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thuỷ” và hội chợ cam được tổ chức trong 3 ngày từ 12-14/11 tại sân vận động trung tâm xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ.

Cam Lạc Thủy sắp có nhãn hiệu tập thể

(13/11/2017)
Đó là tin vui khi tới đây, sự kiện công bố nhãn hiệu tập thể và hội chợ cam Lạc Thủy sắp được diễn ra. Điều này cũng ghi nhận những nỗ lực của người trồng cam trên địa bàn huyện sau bao năm gìn giữ và phát triển thương hiệu vùng cam ngọt.

Làm giàu trên vùng đất khó với cây chè shan tuyết

(06/11/2017)
Đổi mới cây trồng nông nghiệp tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển kinh tế tại xã Trung Thành (Đà Bắc). 70% hộ dân trong xã gắn bó với cây chè san tuyết từ nhiều năm nay khiến cho nhiều người cứ nhắc đến Trung Thành là nhắc "vùng đất chè”.

Đảo Dừa - điểm dừng chân thưởng ngoạn hồ Hòa Bình

(06/11/2017)
- Đảo Dừa là điểm dừng chân khó có thể bỏ qua khi đến thăm quan, khám phá, trải nghiệm hồ Hòa Bình. Có thể đến đảo Dừa từ đường thủy và đường bộ nhưng thuận tiện hơn là đi vào đường Bình Thanh - Thung Nai.

Làm giàu từ nuôi côn trùng

(30/10/2017)
Về xã Thanh Nông (Lạc Thủy) ai cũng tấm tắc dành lời ca ngợi về ý tưởng làm giàu độc và lạ của anh Nguyễn Thế Hùng hay còn gọi "Hùng dế” ở xóm Vai. Theo người dân Thanh Nông, anh Hùng có ý tưởng làm giàu rất sáng tạo và mạo hiểm khi đầu tư vốn để nuôi dế. Chính loài côn trùng này đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh. Chúng tôi không khỏi tò mò tìm đến nhà anh "Hùng dế”, thật bất ngờ người đàn ông tay chân đầy dầu, mỡ đang loay hoay sửa xe máy chính là anh "Hùng dế”.

Khuyến khích phát triển làng nghề

(30/10/2017)
Những ngày cuối tháng 8 vừa qua, nhân dân xóm Đoàn Kết (xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn) phấn khởi nói chuyện với nhau rằng: Xóm mình đã được chính thức công nhận là "Làng nghề chế tác gỗ lũa - đá cảnh”. Hai tiếng "làng nghề” vốn đã quen thuộc với bà con từ mấy năm nay, nhưng để được cơ quan quản lý Nhà nước cấp bằng công nhận như vừa qua là cả một câu chuyện dài cho thấy bao nhọc nhằn và tâm huyết.

Đảng viên đi đầu phát triển kinh tế

(19/10/2017)
Nhờ chú trọng tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp Đảng, nhiều thôn, bản ở khu vực đặc biệt khó khăn xã Thung Thành (Đà Bắc) đã có đảng viên phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng và là nòng cốt trong phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo.

Hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay của Hội Nông dân

(19/10/2017)
Những năm qua, cùng với vận động hội viên nông dân phát huy tinh thần tự chủ, năng động, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh làm tốt công tác quản lý nguồn vốn được ủy thác từ NHCSXH tạo điều kiện cho hội viên có vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững.

Nông dân xóm Cóc Lẫm xót xa vì năng suất lúa sụt giảm

(19/10/2017)
Trong lúc nhiều nơi, người nông dân trồng lúa hân hoan đón nhận vụ mùa năm nay thắng lớn thì ở một số xóm của các xã: Kim Bôi, Kim Truy, Trung Bì... của huyện Kim Bôi nông dân chẳng thiết đến thu hoạch bởi lúa có bông, hạt lép hoặc có hạt nhưng cũng chỉ lác đác.

Tân Lạc - bưởi vào mùa

(19/10/2017)
Chúng tôi trở lại thăm Đông Lai - một trong những xã nằm trong vùng trọng điểm bưởi của huyện Tân Lạc. Dẫn chúng tôi đi thăm một số hộ trồng bưởi, trưởng xóm Đồng Tiến Lê Đức Cảnh phấn khởi cho biết: Bưởi năm nay được mùa. Quả sai hơn vụ trước.

Quyết tâm tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp

(04/10/2017)
Tỉnh ta đang thực hiện những bước đi vững chắc trong hành trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT: Vấn đề cốt lõi mà chúng ta đã làm được là xác định rõ hướng đi, lựa chọn đúng các cây trồng, vật nuôi chủ lực để quyết tâm tạo đột phá cho sản xuất nông nghiệp những năm tiếp theo.

Hội Nông dân xã Địch Giáo đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

(03/10/2017)
Hội Nông dân (HND) xã Địch Giáo (Tân Lạc) có 650 hội viên, sinh hoạt tại 14 chi hội. Thời gian qua, tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, HND xã hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Theo thống kê năm 2016, thu nhập bình quân đạt 25,6 triệu đồng/người, tỷ lệ hội viên nghèo giảm còn 12,6%.

Khôi phục, gìn giữ nghề dệt thổ cẩm xã Yên Nghiệp

(03/10/2017)
Trước những đổi thay của xã hội hiện đại, có những lúc tưởng chừng nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) không thể tồn tại. Nhưng từ sự tâm huyết và lòng đam mê với nghề, người dân nơi đây đã quyết tâm gìn giữ tìm lại được chỗ đứng cho nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Từng bước đầu tư hạ tầng đồng bộ phát triển công nghiệp

(14/09/2017)
Trong tháng 7 vừa qua diễn ra sự kiện khá quan trọng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp tỉnh nhà. Đó là việc ký kết hợp đồng hợp tác giữa Công ty Cp thương mại Dạ Hợp và Công ty Diostech Co,.LTD (Hàn Quốc). Theo đó, Diostech sẽ thuê hơn 1,5 ha đất có hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và thấu kính cho máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại di động tại khu công nghiệp (KCN) bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình).

Sở KH &CN “khởi động” hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

(21/08/2017)
Trong những năm qua, tỉnh ta đã triển khai những hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp. Cụ thể như tổ chức các chương trình khởi sự doanh nghiệp, cung cấp thông tin, trợ giúp pháp lý hỗ trợ tiếp cận phát triển sản xuất - kinh doanh, tài chính tín dụng, xúc tiến thương mại, đầu tư, giải phóng mặt bằng...

Phát triển Khu du lịch hồ Hòa Bình thành Khu du lịch quốc gia

(21/08/2017)
Hồ Hòa Bình có tiềm năng phát triển thành Khu du lịch (KDL) quốc gia, với diện tích mặt nước trên 8.000 ha, khí hậu trong lành, hệ động thực vật đa dạng, phong phú, có nhiều đảo lớn nhỏ, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Gắn liền với hồ là công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình, các điểm du lịch tâm linh, đặc biệt là giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc sinh sống trong vùng hồ Hòa Bình đang được bảo tồn, lưu giữ và phát triển… Ngày 01/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.

CCB xã Vũ Lâm gương mẫu phát triển kinh tế

(16/08/2017)
Hội CCB xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) có 250 hội viên sinh hoạt tại 8 chi hội. Theo thống kê năm 2016, thu nhập bình quân của hội viên CCB đạt 37 triệu đồng /năm, không có hội viên thuộc diện hộ nghèo. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, hội viên Hội CCB trong lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển KT - XH địa phương.

Xã Thái Thịnh khai thác tiềm năng phát triển kinh tế

(16/08/2017)
Là xã thuộc thành phố Hòa Bình nhưng Thái Thịnh là xã vùng sâu, vùng xa, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Với đặc thù địa hình phức tạp, nhân dân sống dọc hai bờ hồ sông Đà, ruộng nước không có, đồi rừng chiếm 2/3 diện tích tự nhiên. Những năm gần đây, khai thác tiềm năng phát triển trồng rừng, chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt và cá lồng được xác định là thế mạnh phát triển KT - XH của xã.

Việc nghĩa lúc khó khăn

(16/08/2017)
Đến kỳ đàn lợn xuất chuồng nhưng không ai hỏi mua hoặc trả giá thấp, anh Nguyễn Văn Mạnh ở xóm Máy 1, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) lo lắng. Anh tâm sự: "Nhà làm nông nghiệp, nấu rượu, thường xuyên nuôi từ 10 - 15 con lợn thịt. Tôi chưa từng thấy giá lợn hơi xuống thấp như thời điểm tháng 5/2017. Nếu bán với giá thị trường lúc đó từ 20.000 - 23.000 đồng/kg thì cầm chắc lỗ to. Gia đình đã thịt lợn, mời hàng xóm đụng và bán cho bà con trong xã khi có việc hiếu, hỉ. Còn 2 con được gần 1,9 tạ, các chiến sĩ Công an TP Hòa Bình mua ủng hộ với giá cao hơn thị trường”.

Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ tiêu thụ nông sản Cao Phong

(03/08/2017)
Chợ Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) nằm trên trục QL 6, thu hút người dân trong huyện và các vùng lân cận đến thu mua các mặt hàng nông sản như mía, cam, bưởi... Tuy nhiên là chợ tự phát nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, tiềm ẩn những nguy cơ mất ATGT, TTATXH.

UBND tỉnh làm việc với lãnh đạo huyện Yên Thủy nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2012, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

(02/08/2012)

Ngày 1/8, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Yên Thủy nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012 và kết quả thực hiện các kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại các buổi làm việc với huyện. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Kiên định kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

(05/06/2011)

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiên định thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP, tập trung chỉ đạo, điều hành để kiểm soát lạm phát năm 2011 ở khoảng 15%, tăng trưởng GDP đạt 6%.

 

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Hòa Bình đến năm 2010

(11/12/2009)

Quá trình đổi mới kinh tế và những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra những tiền đề, điều kiện hết sức quan trọng và cần thiết để Hòa Bình cùng cả nước bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX và Cương lĩnh của Đảng đã đề ra.

Tổ chức kinh tế theo lãnh thổ

(11/12/2009)

Trong không gian lãnh thổ của mỗi quốc gia, các vùng kinh tế được hình thành do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, mang tính khách quan, nhưng việc phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng kinh tế lại là sản phẩm chủ quan, mang tính lịch sử và có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển nhất định của đất nước.

Công nghiệp và xây dựng

(10/12/2009)

Cơ sở công nghiệp đầu tiên của tỉnh Hòa Bình, thành lập tháng 2-1959, dựa vào các máy móc cũ của Pháp, Nhật và các cơ sở quốc phòng của Việt Nam trong kháng chiến để lại. Nhiệm vụ của Xưởng cơ khí 3-2 là chuyên sản xuất các loại máy chế biến nhỏ và các công cụ cầm tay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vủa địa phương, thuộc Sở Công nghiệp Hòa Bình quản lý, sau đổi thành Nhà máy cơ khí 3-2.

 

Khái quát đặc điểm và tiến trình phát triển kinh tế

(10/12/2009)

Hòa Bình là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng cả ba hướng bắc – đông – nam thông qua nhiều tuyến giao thông thủy – bộ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Hà Tây, Hà Nam và Ninh Bình. Phía tây nam tiếp giáp với vùng vúi phía tây Thanh Hóa, nơi mở đầu dãy núi Trường Sơn. Là đầu mối giao tiếp cửa ngõ Tây Bắc, Hòa Bình có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng Tây Bắc và của cả nước.

Nông - Lâm Nghiệp và Thủy sản

(10/12/2009)

Trong lịch sử phát triển, mặc dù có những sự thay đổi về địa giới hành chính, nhưng Hòa Bình luôn là vùng đất sinh sống chủ yếu của người Mường. Họ thường cư trú ở những thung lũng và các miền đất thấp. Từ bao đời nay, bốn cánh đồng nổi tiếng trù phú của Hòa Bình là Mường Bi (Tân Lạc), Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Cao Phong) và Mường Động (Kim Bôi) là những vùng đất người Mường sống tập trung đông đảo nhất. Người Mường sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi.

Các ngành dịch vụ

(10/12/2009)

Thời thực dân, phong kiến, nền kinh tế của Hòa Bình về cơ bản là sản xuất tự cung tự cấp. Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu nhưng năng suất còn thấp, không có sản phẩm thặng dư để trao đổi. Quan hệ trao đổi giữa các bản, các dân tộc diễn ra dưới hình thái giản đơn, phổ biến là vật đổi vật, quan hệ tiền tệ chưa hình thành rõ nét. Việc giao thương giữa các vùng hầu như chưa có, chủ yếu là trao đổi giữa các bản, các dân tộc trong vùng.

Hiển thị 721 - 769 of 769 kết quả.