ListNewByCategory

Tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch

(24/08/2023)
Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình đã triển khai 04 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch với tổng mức đầu tư là 3.188,4 tỷ đồng, số kế hoạch vốn đầu tư trung hạn bố trí cho các dự án là 251,697 tỷ đồng, cụ thể: nguồn vốn ngân sách tỉnh là 96 tỷ đồng và nguồn vốn ngân sách trung ương là 155,697 tỷ đồng. Kế hoạch vốn bố trí cho các dự án từ năm 2021 đến năm 2023 là 187,496 tỷ đồng.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2023 ước đạt 155,168 triệu USD

(21/08/2023)
Tháng 8/2023, tỉnh Hòa Bình đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, tập trung tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đồng thời, quán triệt cho các sở, ban, ngành, địa phương tinh thần Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

Phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững, giàu bản sắc dân tộc

(18/08/2023)
Hòa Bình hiện có 10 đô thị. Trong đó 1 đô thị loại II, 2 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V. Xác định phát triển đô thị xanh là xu hướng phát triển; đặc biệt thích hợp với các đô thị trung bình và đô thị nhỏ có lợi thế về khí hậu, cảnh quan và địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng như tỉnh ta, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, giàu bản sắc dân tộc tại tỉnh Hòa Bình.

Hòa Bình cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, môi trường đầu tư, kinh doanh

(17/08/2023)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hòa Bình đưa ra 4 khâu đột phá chiến lược nhằm đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững. Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền Nhân dân các dân tộc của tỉnh đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Hiện tại tỉnh đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Vốn chính sách góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương

(11/08/2023)
6 tháng đầu năm, Ban đại diện các cấp, chi nhánh NHCSXH, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã tích cực triển khai thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và mục tiêu Nghị quyết của Ban đại diện tỉnh đề ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh

(10/08/2023)
Đến hết Quý II năm 2023, công tác giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, Chương trình giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả, tạo tiền đề cơ bản để các hộ nghèo cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội. Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, năm 2023, tổng nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 681.470 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư là 157.162 triệu đồng, Vốn sự nghiệp là 169.508 triệu đồng, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 353.800 triệu đồng, vốn huy động khác 1.000 triệu đồng.

Tập trung tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong các tháng cuối năm

(04/08/2023)
Ngày 4/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị thường kỳ tháng 7 dưới hình thức trực tuyến với các huyện, thành phố nhằm xem xét cho ý kiến vào dự thảo các Văn kiện trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Văn kiện trình kỳ họp HĐND tỉnh; Văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh và các nội dung khác phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh

(03/08/2023)
Thời gian qua, được sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 năm 2023 trên địa bàn tỉnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình được kiện toàn, thành lập theo đúng quy định của Ban Chỉ đạo Trung ương đã hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả trong vai trò lãnh đạo, chỉ đạo. Trong quá trình triển khai thực hiện từ đầu giai đoạn đến nay, cơ bản đã bám sát các quy định, văn bản hướng dẫn của Trung ương và có cách tiếp cận sáng tạo, phù hợp trong tổ chức thực hiện, các cơ chế, chính sách đều được tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền ban hành đảm bảo về mặt thời gian, tương đối đầy đủ, theo hướng dẫn của Trung ương

Tình hình giá cả thị trường tháng 7 và công tác quản lý giá tháng 8 năm 2023

(01/08/2023)
Tháng 7 năm 2023, nhờ theo dõi diễn biến cung cầu, đồng thời triển khai thực hiện kịp thời các giải pháp bình ổn giá thị trường, tình hình giá cả thị trường, nhất là giá cả những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn trung tâm các huyện, thành phố thuộc tỉnh Hòa Bình tháng 7/2023 tiếp tục duy trì ổn định.

Tháng 7/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 24,48% so với tháng trước

(31/07/2023)
Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 7/2023 so với tháng 6/2023 ước tăng 24,48%, so với cùng kỳ năm trước giảm 40,81%. Trong đó: Ngành sản xuất công nghiệp khai khoáng tăng 6,52% so với tháng 6/2023, tăng 61,51% so với cùng kỳ năm trước. Ngành sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,28% so với tháng 6/2023, giảm 3,62% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 77,71% so với tháng 6/2023, giảm 56,11% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp cung cấp nước giảm 30,25% so với tháng 6/2023, tăng 3,19% so với cùng kỳ năm trước.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

(27/07/2023)
Ngày 26/7, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã tổ chức Hội nghị Giao ban với các doanh nghiệp trong vòng 6 tháng đầu năm. Hiện tỉnh Hoà Bình có tổng cộng 8 khu công nghiệp, chiếm diện tích quy hoạch lên đến hơn 1.500 ha, trong đó 5 khu đã hoạt động có nhà đầu tư hạ tầng, 3 khu khác là Lương Sơn, bờ trái sông Đà và Bình Phú đang đi vào hoạt động.

Lần đầu xuất khẩu 2 sản phẩm OCOP “Tinh bột nghệ và Trà Chanh đào Mật ong” sang thị trường Anh Quốc

(25/07/2023)
Ngày 25/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND các huyện Lạc Sơn và Cao Phong, Công ty Cổ phần R.Y.B tổ chức Lễ xuất hàng sản phẩm OCOP “Tinh bột nghệ và Trà Chanh đào Mật ong” lần đầu xuất khẩu sản thị trường Anh Quốc. Tới dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền

(25/07/2023)
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Trung ương, sự quan tâm của các cấp các ngành, huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp (đầu tư theo hình thức BOT, xã hội hóa…) và sự tham gia đóng góp của Nhân dân trong đầu tư xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nhiều dự án, công trình quan trọng được đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, hạ tầng đô thị phát triển nhanh, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét, khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn từng bước được thu hẹp, đời sống Nhân dân được cải thiện.

Hiệu quả từ công tác phối hợp triển khai chương trình, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

(25/07/2023)
Nhằm cụ thể hoá các chương trình, đề án phát triển kinh tế tập thể, các cấp, các ngành trong tỉnh đã chủ động phối hợp, hỗ trợ các chủ thể kinh tế tập thể tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; hỗ trợ vay vốn; xúc tiến thương mại; ứng dụng khoa học kỹ thuật… Qua đó, khu vực kinh tế tập thể có những chuyển biến tích cực. Số lượng, chất lượng ngày càng tăng, lĩnh vực hoạt động trở nên đa dạng, thích ứng ngày càng tốt hơn với kinh tế thị trường.

Tình hình phát triển kinh tế- xã hội 7 tháng đầu năm 2023

(24/07/2023)
Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, khơi thông nguồn vốn đầu tư, phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Với những nổ lực, quyết tâm, trách nhiệm của các cấp, ngành; sự tin tưởng, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt được một số kết quả nhất định.

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(24/07/2023)
Thời gian qua, công tác giảm nghèo đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, chương trình giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả, tạo tiền đề cơ bản để các hộ nghèo cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 tiếp tục tăng

(24/07/2023)
Trong tháng 7/2023, thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh không có biến động bất thường. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, dịch bệnh, mùa vụ… nhưng cơ bản, cung cầu các mặt hàng được bảo đảm, giá có sự tăng, giảm đan xen đối với từng nhóm hàng. Thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cung rau, quả, thực phẩm dồi dào, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Nguồn vốn chính sách vực dậy xã nghèo của huyện Đà Bắc

(21/07/2023)
Vầy Nưa là xã vùng cao thuộc Vùng di dân Lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Ngày trước muốn đến xã phải đi thuyền từ thành phố Hòa Bình lên. Mất cả nửa ngày trời mới đến nơi. Giờ đây điện, đường, trường, trạm đã dần hoàn thiện. Theo đó, cuộc sống của bà con người Mường, người Dao cũng dần thay đổi. Trong những năm gần đây, nguồn vốn chính sách đến với bà con vùng sâu, vùng xa nhiều hơn. Người dân cũng đã mạnh dạn vay vốn để phát triển kinh tế. Nhờ đó, bộ mặt của xã nghèo vùng cao đang khởi sắc.

Nỗ lực cao nhất phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023

(21/07/2023)
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 0,73%, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,45%; công nghiệp - xây dựng giảm 2,05%; dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm giảm 2,68%, đó là mức thấp trong nhiều năm qua. Thu ngân sách nhà nước khó khăn, trong 6 tháng đầu năm thu ngân sách nhà nước đạt 26% dự toán của HĐND tỉnh, đặc biệt là thu tiền sử dụng đất và thu từ bán tài sản dôi dư theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ chỉ đạt 2,4% kế hoạch năm. Tiến độ triển khai các dự án đầu tư còn chậm, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công thấp, chỉ đạt 14% so với kế hoạch vốn đã giao cho các dự án. Tỷ lệ người tham gia BHYT còn phụ thuộc nhiều vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân

(20/07/2023)
Nhằm tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị tăng cường các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, qua đó giúp hội viên, nông dân vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tổng doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm ước đạt 2.300 tỷ đồng

(19/07/2023)
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng khách tới tỉnh khoảng 2.360.000 lượt, so với cùng kỳ năm trước tăng 28,8%, đạt 67,4% kế hoạch năm. Trong đó: Khách quốc tế 240.000 lượt, so với cùng kỳ năm trước tăng 336%, đạt 53,3% kế hoạch năm; khách nội địa 2.120.000 lượt, so với cùng kỳ năm trước tăng 19,3%, đạt 69,5% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt 2.300 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 16,2%, đạt 59% kế hoạch năm.

Tình hình triển khai công tác Hội nhập kinh tế quốc tế 6 tháng đầu năm 2023

(18/07/2023)
Trong 6 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng chịu tác động xấu từ bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về hội nhập quốc tế, tiếp tục triển khai ban hành, điều chỉnh, cập nhật văn bản của tỉnh nhằm thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Chính phủ về hội nhập quốc tế, đối ngoại đa phương.

Sơ kết 03 năm thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

(17/07/2023)
Ngày 17/7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng.

Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế nông nghiệp

(13/07/2023)
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nông nghiệp được xác định là trụ đỡ. Chính vì thế, những năm qua tỉnh luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi, đê điều, điện, giao thông được đầu tư đáng kể, góp phần chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, tập trung, quy mô lớn, từ đó kéo theo sự thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong xây dựng nông thôn mới

(13/07/2023)
Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ của cả Hệ thống chính trị. Trong đó Hội Nông dân đóng vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, nông dân được xác định là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao hiệu quả công tác phát triển kinh tế tập thể lĩnh vực Công thương

(11/07/2023)
Những năm qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định an sinh xã hội. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Công Thương đã tích cực triển khai công tác phát triển kinh tế tập thể lĩnh vực Công thương.

Tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh

(11/07/2023)
Trong giai đoạn 2018-2022, tỉnh Hòa Bình đã thu hút được 8 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 227,85 triệu USD. Nâng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài lên 37 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 608 triệu USD và đăng ký sử dụng khoảng 402,87 ha đất. Trong đó, có 25 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, 12 dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực du lịch và thương mại - dịch vụ.

Kết quả bước đầu việc thực hiện Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới

(03/07/2023)
Đến nay, trên toàn tỉnh có 597 tổ chức kinh tế tập thể đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh ổn định gồm: 433 HTX, 03 Qũy tín dụng nhân dân, 164 Tổ hợp tác (THT). Bên cạnh đó vẫn còn 88 HTX và 40 THT ngừng hoạt động (tăng 49 HTX, 36 Tổ hợp tác so với cuối năm 2020) và 01 Qũy tín dụng nhân dân thuộc diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước.

Phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

(03/07/2023)
Thời gian qua, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Tính đến tháng 6/2023: Toàn tỉnh có 80 Hợp tác xã ngừng hoạt động chờ giải thể

(30/06/2023)
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tổng số Hợp tác xã (HTX) ngừng hoạt động, chờ giải thể đến thời điểm 30/6/2023 là 80 HTX, cụ thể như sau: Thành phố Hòa Bình 21 HTX; huyện Lương Sơn 01 HTX; huyện Cao Phong 07 HTX; huyện Đà Bắc 07 HTX; huyện Yên Thủy 12 HTX; huyện Tân Lạc 25 HTX; huyện Lạc Sơn 07 HTX; huyện Lạc Thủy 0 HTX; huyện Mai Châu 0 HTX; huyện Kim Bôi 0 HTX.

Công tác quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đạt nhiều kết quả tích cực

(29/06/2023)
Thời gian qua, công tác quản lý khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo. Qua đó, khoáng sản được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, tạo việc làm làm ổn định cho lao động địa phương, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài

(29/06/2023)
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 37 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 608 triệu USD và đăng ký sử dụng khoảng 402,87 ha đất. Trong đó có 25 dự án đầu tư triển khai thực hiện trong các Khu công nghiệp và 12 dự án đầu tư nằm ngoài các Khu công nghiệp.

Quý II/2023: Toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 56,6%

(28/06/2023)
Tính đến tháng 6/2023, kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả khả quan, diện mạo nông thôn và đời sống người dân được nâng lên rõ rệt; đời sống văn hóa tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các hoạt động văn hóa, thể thao được duy trì và phát triển; phát huy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt hơn 42.000 tỷ đồng

(26/06/2023)
6 tháng đầu năm 2023, Các tổ chức tín dụng đã tích cực triển khai các chủ trương, chính sách trọcg tâm của Đảng, Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tiền tệ, tín dụng và lãi suất; đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn; kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất, cho vay các chương trình ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.

Kết quả xếp hạng Chỉ số DDCI cấp huyện trên địa bàn tỉnh

(26/06/2023)
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, thông qua 9 chỉ số thành phần (CSTP) và các chỉ tiêu nhỏ, kết quả khảo sát đã được Hiệp hội doanh nghiệp và đơn vị tư vấn tính toán, phân loại thành 03 nhóm: Nhóm “Tốt” là địa phương có điểm số từ 80,00 điểm trở lên là huyện Yên Thủy (85,54 điểm). Nhóm “Khá” là những địa phương có điểm số từ 70 tới dưới 80, bao gồm 8 huyện, thành phố Mai Châu, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, thành phố Hòa Bình. Nhóm “Trung Bình Khá” là địa phương có điểm số từ 60 tới 70, đó là huyện Cao Phong (69,19 điểm). Trung bình các huyện, thành phố chỉ số thành phần về chi phí không chính thức đạt điểm số cao nhất với mức điểm trung bình là 8,1 điểm (tăng so với điểm số 7,94 của năm trước đó). Điểm số chỉ số thành phần thấp nhất liên quan đến chi phí gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép (6,99 điểm).

Đổi mới mô hình tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường

(23/06/2023)
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, tỉnh đã, đang thực hiện các giải pháp để quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước, hoàn thành các tiêu chí về môi trường đã đặt ra. Từ đó, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đặt ra.

Ra mắt Hợp tác xã Nông nghiệp Mật ong Đại Nghĩa

(21/06/2023)
Ngày 21/6, tại xã Độc Lập, Hội Cựu chiến binh Thành phố Hòa Bình tổ chức Lễ ra mắt Hợp tác xã Nông nghiệp Mật ong Đại Nghĩa. Tham dự có lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh và Liên minh Hợp tác xã tỉnh.

6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thành lập mới 58 hợp tác xã

(21/06/2023)
Từ đầu năm đến nay, kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp tục được duy trì hoạt động ổn định. Thu nhập của hợp tác xã và người lao động trong các tổ chức kinh tế tập thể có chiều hướng gia tăng, mang lại lợi ích cho thành viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Phấn đấu có thêm 06 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong 6 tháng cuối năm 2023

(20/06/2023)
6 tháng đầu năm, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan, diện mạo nông thôn và đời sống người dân được nâng lên rõ rệt; đời sống văn hóa tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các hoạt động văn hóa, thể thao được duy trì và phát triển; phát huy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh ước có 210 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

(19/06/2023)
Thời gian qua, các hoạt động phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, xúc tiến đầu tư được tiếp tục được quan tâm; tỉnh đã tăng cường công tác phối hợp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Tiến độ triển khai một số dự án khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn

(13/06/2023)
Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, huyện Lương Sơn phấn đấu là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp của tỉnh có vai trò là đầu tàu kéo theo các vùng khác phát triển. Hiện huyện đang tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động, sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm cao trong chỉ đạo điều hành

(08/06/2023)
Sáu tháng đầu năm 2023, hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, thu hút đầu tư đạt thấp; thị trường bất động sản bị đình trệ; một số dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng chậm hoặc không triển khai. Nhưng với sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm cao trong chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện các định hướng, giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh uỷ, KTXH của tỉnh đã đạt được các kết quả tích cực. Cụ thể như sau:

Hòa Bình tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(07/06/2023)
Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn vào sáng nay- 7/6.

Quan tâm ổn định đời sống người dân di dân tái định cư và định canh, định cư

(06/06/2023)
Thực hiện Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030, hiện nay toàn tỉnh có 5.273 hộ dân thuộc đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai cần được bố trí ổn định dân cư; trong đó 893 hộ dân cần bố trí tập trung; 1.471 hộ dân cần bố trí ổn định dân cư xen ghép và 2.909 hộ dân cần bố trí ổn định tại chỗ.

Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững

(02/06/2023)
Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết ngành công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Quy mô sản xuất công nghiệp liên tục được mở rộng theo từng năm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.660 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 331 cơ sở so với năm 2020. Trong đó có 520 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất công nghiệp, tăng 47 doanh nghiệp.

Hiển thị 181 - 240 of 770 kết quả.