DetailController

        Đồng chí Vũ Mai Hồ, GĐ Sở Công thương khẳng định: Công nghiệp của tỉnh, đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Bóng dáng công nghiệp sôi động ở khắp nơi, không chỉ ở những vùng thuận lợi mà ngày càng xuất hiện nhiều hơn ngay cả ở những vùng quê thuần nông nghèo khó.
">         Đồng chí Vũ Mai Hồ, GĐ Sở Công thương khẳng định: Công nghiệp của tỉnh, đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Bóng dáng công nghiệp sôi động ở khắp nơi, không chỉ ở những vùng thuận lợi mà ngày càng xuất hiện nhiều hơn ngay cả ở những vùng quê thuần nông nghèo khó.">

Kinh tế

Sức bật công nghiệp

31/12/2009 00:00
        Đồng chí Vũ Mai Hồ, GĐ Sở Công thương khẳng định: Công nghiệp của tỉnh, đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Bóng dáng công nghiệp sôi động ở khắp nơi, không chỉ ở những vùng thuận lợi mà ngày càng xuất hiện nhiều hơn ngay cả ở những vùng quê thuần nông nghèo khó.
   
    Những ngày cuối năm, chúng tôi đến thăm Dự án Nhà   máy  gạch tuy nen tại xóm Cháy, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) được triển  khai từ đầu năm 2008 và thật bất ngờ được chứng kiến không khí lao động hăng say, khẩn trưởng của cán bộ, công nhân lao động ở tất cả các công đoạn sản xuất từ đào đất, tạo hình, phơi và vận chuyển vào lò nung. Tiếng máy âm vang trong xóm núi. Bên các dây truyền thiết bị mang tính tự động hóa cơ giới cao hiện đại, từng tốp công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ miệt mài xếp gạch vào băng truyền. Bên gạch thô được vận chuyển và xếp ngăn nắp, gọn gàng. Gặch ra lò tươi rói được khẩn trương vận chuyển lên các xe tải đến “ăn hàng”. Giám đốc Vũ Văn Dũng tất bật như con thoi: Dự án được triển khai vào đúng thời điểm lạm phát với tổng mức 30 tỷ đồng, công suất 20 triệu sản phẩm/năm bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm, mừng nhất là không có gạch “ tồn” đến năm 2009 đã thực hiện 22 triệu sản phẩm. Công ty đã có các bạn hàng lâu dài ở Ninh Bình, Nam Định và một số huyện trọng tỉnh, giải quyết việc làm cho 280 lao động địa phương thu nhập từ 1,5-2 triệu đồng/người/tháng. Anh cho biết: Công ty đang tuyển dụng công nhân gửi đi đào tạo để tiếp tục đầu tư khoảng 15 tỷ đồng mở rộng dây chuyền sản xuất, ký kết với các nhà thầu lắp đạt dây truyền công nghệ hiện đại sản xuất ngói lợp chất lượng cao cung cấp theo nhu cầu khách hàng. Lạc Sơn là huyện kinh tế thuần nông, khó khăn trong thu hút đầu tư đã và đang thoát khỏi “điểm trắng” về phát triển công nghiệp của tỉnh. Đã có dự án trồng cây cao su, cà phê trên những xã vùng cao Tự Do, Ngọc Sơn, Ngọc Lâu. Đã có nhiều dự án thủy điện trên địa bàn. Vùng thấp đã xuất hiện những nhà máy công nghệ mới.
 
Đúng là, mấy năm nay, công nghiệp đang có sự “bứt phá”. Còn nhớ mươi năm trước, công nghiệp của tỉnh “núp bóng” nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cả tỉnh chỉ có vài cơ sở sản xuất xi măng công suất chưa vượt nổi vài trăm nghìn tấn/năm, và một số cơ sở sản xuất như Nhà máy mía đường, nhà máy bia, mấy chục cơ sở sản xuất chổi chít...Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2001 mới đạt vài trăm tỷ đồng.
 
Bài toán phát triển công nghiệp tạo sự chuyển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế chỉ thực sự được tháo gỡ bằng các nghị quyết của chuyên đề của Tỉnh ủy về phát triển CN-TTCN, thu hút đầu tư với nhiều nhóm giải pháp và những chính sách hỗ trợ công nghiệp khả thi được thực hiện và phát huy tác dụng tạo nên sức bật công nghiệp của tỉnh. Năm 2006, tỉnh thoát khỏi “điểm trắng” về phát triển công nghiệp. Những năm gần đây, giá trị tăng trưởng công nghiệp của tỉnh đạt mức 28%/năm. Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn, thế nhưng lại là năm tỉnh “được mùa” về sự phát triển công nghiệp, giá trị sản xuất đạt 2.313 tỷ đồng, tăng tới 22,2% so với năm 2008. Tỉnh triển khai hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Các dự án xi măng trọng điểm, công nghệ mới của tỉnh với tổng công suất vài triệu tấn được khởi công theo kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010 sẽ góp phần nâng giá trị sản xuất công nghiệp lên hằng trăm tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Năm 2009, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã vượt qua những khó khăn khủng hoảng tài chính và lạm phát và đang lấy lại đà phục hồi. Tỉnh không có doanh nghiệp bị phá sản, hoặc cắt giảm số lượng lao động lớn. Phó GĐ Sở Công thương Đinh Tiến Dũng cho biết: Năm 2009, các sản xuất công nghiệp quy mô lớn đề có mức tăng trưởng lạc quan: Sản lượng xi măng tăng tới 50 vạn tấn so với năm trước, sản lượng của các cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn đều tăng từ 20-25%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sản lượng tăng 20%, cá biệt công ty TNHH Thấu kính R tăng tới 100%…
 
Theo dự báo, công nghiệp của tỉnh sẽ có bước chuyển biến mạnh mẽ về chất trong những năm tiếp theo khi nhiều dự án doanh đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Một điều kiện thuận lợi căn bản khi thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung 8 KCN của tỉnh vào các KCN Quốc gia. Đến nay, tất cả các KCN đã có nhà đầu tư hạ tầng đủ năng lực đăng ký đầu tư. Ông Đỗ Hải Hồ, Trưởng BQL các KCN tỉnh phấn khởi: Tỉnh đã có cơ sở giải quyết những khó khăn về quy hoạch, đầu tư hạ tầng, chuẩn bị quỹ đất sạch để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp bền vững. Hiện nay, tiến độ đầu tư hạ tầng các KCN đang được tập trung triển khai. Ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản An Thịnh- Hòa Bình cho biết: KCN Lương Sơn có tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng, đã hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, bao gồm: hệ thống, điện nước, nhà máy xử lý nước thải và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu nhà đầu tư, đang tích cực triển khai đầu tư hạ tầng giai đoạn 2. Hiện đã có 15 doanh nghiệp đầu tư vào KCN Lương Sơn, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, giải quyết việc làm cho gần 1000 lao động địa phương. Năm 2010 sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật toàn bộ KCN Lương Sơn, thu hút các doanh nghiệp sản xuất có giá trị gia tăng và thuế suất cao để đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. KCN Bờ trái sông Đà đang thực hiện đầu tư một số hạng mục hạ tầng triển khai thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ít tác động đến môi trường. Các KCN Yên Quang, Mông Hóa, Nhuận Trạch, Phú Thành, Thanh Hà đã lập quy hoạch chi tiết để thu hút đầu tư.
 
Nhìn vào thực tế sự phát triển của công nghiệp cho thấy, tỉnh ta đã thực hiện thắng lợi chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV là: có 1000 ha đất dành cho phát triển công nghiệp, 1000 tỷ đồng thu ngân sách nhà nước và 1000 doanh nghiệp, nâng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng đạt 32,2% trong cơ cấu kinh tế.

 

Báo Hòa Bình