DetailController

Kinh tế

Phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh

09/01/2023 00:00
Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, sự chung sức, đồng lòng của toàn dân, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nông nghiệp tiếp tục phát triển cả quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ kinh tế của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển mởi, chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, trình độ, hiệu quả cao hơn. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và thu hút đầu tư vào địa bàn nông thôn đạt kết quả khá, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, góp phần về đích sớm hơn so với mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Giai đoạn 2021 – 2025, phấn đấu tốc độ tăng trường ngành nông, lâm, thủy sản đạt bình quân từ 4,5 – 5%/năm; giai đoạn 2026 – 2030 đạt bình quân từ 3,5 – 4%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm, thủy sạt đạt bình quân 6,5 – 7% năm. Mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt bình quân từ 5 – 6%/năm. Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 – 3 lần. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 2 – 2,5%/năm. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 65%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 90%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 45%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 65%. Toàn tỉnh có 589 hợp tác xã nông nghiệp trở lên; doanh thu bình quân tăng 6 – 8%/năm; số thành viên tăng 2 – 4%/năm. Có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 60% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, giảm phát thải khí nhà kình 10%. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 551,5%, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 80 nghìn ha.

Tầm nhìn đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại. Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc./.