DetailController

Kinh tế

Phát triển thương mại điện tử gắn với chuyển đổi số

05/01/2023 00:00
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến đang đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành kinh doanh trên địa bàn. Để đưa thương mại điện tử tiếp tục trở thành công cụ được ứng dụng rộng rãi, tỉnh đã phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số, xây dựng kênh phân phối mới của doanh nghiệp.
Sản phẩm cao xạ đen Tuyết Nhi của hợp tác xã Tuyết Nhi, xã Cao Dương (Lương Sơn) liên kết với các cộng tác viên bán hàng trên mạng xã hội để mở rộng thị trường.

Trong năm, các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khai nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các loại dịch vụ hỗ trợ kinh doanh vào việc vận hành sản xuất, kinh doanh. Tỉnh đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 với Tập đoàn Công nghiệp -Viễn thông Quân đội; Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về công nghệ thông tin và viễn thông giai đoạn 2021-2026 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 với Công ty Cổ phần FPT. Qua thỏa thuận hợp tác, các tập đoàn đã đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất nhằm tăng cường khả năng phục vụ và phát triển hệ thống bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử được thực hiện thường xuyên, theo lộ trình. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử để trao đổi, mua bán và xây dựng website quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Các hợp tác xã có chuỗi sản xuất và chế biến sẽ có thị trường lớn, có cơ hội đưa các sản phẩm nông nghiệp vươn xa ra các thị trường trong nước và quốc tế. Đã có hơn 1.000 tổ chức, cá nhân tham gia sàn thương mại điện tử, các sản phẩm tham gia trên sàn thương mại điện tử như: Cam, quýt, bưởi, trứng gà, trà, Miến, mật ong, chuối, nhãn, bí xanh, dưa chuột, lặc lày... và các sản phẩm chế biến như: Ớt rẽ, Cao cà gai leo. Đặc biệt, hoạt động thương mại điện tử của tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ nét khi được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, mạng  lưới  bưu  chính  đang phát triển theo  hướng  hạ  tầng  chuyển,  phát  và logistics để phát triển thương mại điện tử và kinh tế số. Mạng lưới bưu chính, chuyển  phát hoạt  động  ổn  định,  cùng  với  các  dịch  vụ  truyền  thống,  doanh nghiệp đã cung cấp thêm các dịch vụ mới với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu chính của các cơ quan, doanh nghiệp, người dân và công tác quốc phòng, an ninh. Cơ quan chức năng đã hướng dẫn các doanh  nghiệp  kinh  doanh  dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa  bàn  tỉnh đẩy  mạnh  việc lưu thông, phân phối  hàng Việt Nam đến  thị trường  nông  thôn  thông  qua  mạng bưu chính. Kết  quả, đã có 90% cán bộ và doanh nghiệp nhận thức được lợi ích ứng dụng thương mại điện tử, 80%  doanh  nghiệp  tiếnhành  giao  dịch thương mại điện tử. Trong đó có 70% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; trên 30% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm; trên 30% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; trên 20% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phần  mềm  chuyên  ngành  phục  vụ quản lý sản xuất kinh doanh cũng như quảng  bá thương hiệu  sản  phẩm,  phát  triển  thị trường, đẩy  mạnh  giao  dịch  hợp  tác  kinh doanh và khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có website riêng.

Nhiều cơ chế, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên địa bàn tỉnh không chỉ cho khu vực đô thị, mà cho cả khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn, nhất là các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu như dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính, cung ứng vật tư, kỹthuật nông nghiệp. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng Sàn giao dịch thương mại điện tử có địa chỉ web: www.hoabinhtrade.gov.vn. Qua đó đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử đối với các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nói chung và sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vùng núi, vùng sâu, vùng xa nói riêng. Đồng thời duy trì, phát triển và bảo hộ các thương hiệu nông sản đã được chứng nhận và có uy tín, thương hiệu trên thị trường. Ngoài ra, tỉnh thực hiện quảng bá trên Cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tại địa chỉ: https://hb.check.net.vn. cho 78 doanh  nghiệp, hợp tác xã với 401sản phẩm tham gia./.