Trong thực tế rượu cần được làm như sau: đầu tiên phải nói đến men, nguyên liệu để làm men gồm: vỏ cây mun giã nhỏ, củ riềng, củ gừng, một ít ớt và lá ổi giã vắt lấy nước, tất cả trộn vào bột gạo nếp, nặn thành bánh nhỏ hình cầu bằng quả ổi, ủ vào rơm để trên gác bếp khoảng 3 đêm thì lên men thơm, sau đó gỡ men ra hong để trên gác bếp khoảng 10 ngày men khô là bắt đàu dùng được. Các chất liệu như vỏ cây mun, gừng, riềng và ớt là để tạo nồng độ còn lá ổi gây mùi thơm để chống đau bụng khi uống rượu. Rượu cần có nồng độ nặng hay nhẹ là do gia giảm các chất liệu từ khi làm men, men được chia thành hai loại, 1 loại cho nồng độ mạnh để làm rượu chưng cất, một loại cho nồng độ nhẹ êm dịu để làm rượu cần. Để tạo ra rượu cần ngon có nồng độ nặng nhẹ như ý còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người làm rượu.
Nguyên liệu làm rượu cần thường dùng gạo nếp nếp cẩm. Gạolàm phải là gạo xay còn giữ nguyên vẹn hạt gạo và các chất dinh dưỡng vốn có của nó, khi đồ lên và trong thời gian ủ trong vò gạo không bị nát. Gạo ngâm trong nước lã một đêm cho mềm rồi trộnvới trấu đem đồ kỹ bắc xuống gỡ ra để hơi ấm, giã men trộn đểu rồi mang ue vào nong hoặc thúng cố lót lá ráy. Vào mùa hè thì rượu ủ trong vòng 24h còn vào mùa dông thì phải ủ lâu hơn khi rượu có mùi thơm lên men thì cho vào vò ủ nén chặt trên lớp cái đậy một lớp lá chuối xanh hơ qua lửa cho mềm, trên miệng hũ cũng phải bịt sao cho kín không cho hơi thoát vào trong. ủ rượu trong vò càng lâu càng tốt. Thông thường rượu cần ủ trong vò khoảng 5 ngày là có thể uống được nhưng lúc này rượu chưa ngấu kỹ gọi là rượu non uống không ngọt và nhanh nhạt. Muốn có rượu ngon và ngấu kỹ phải ủ trong vò từ 3 tháng trở lên, và những vò rượu như vậy cứ 5 hoặc 6 tháng phải thay cái một lần chỉ để lại nước cốt. Rượu cần từ 3 năm trở lên là loại rượu cần ngon nhất, khi đó nước rượu có mầu vàng sẫm hơi sánh, vị ngọt đậm đà và chỉ khi nào có khách thật đặc biệt thì họ mới đem ra uống.
Rượu cần được người Mường dùng chủ yếu là trong cuộc vui, những lúc như vậy uống rượu cần trở nên một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Mường. Khi uống rượu cần thì thường có rất đông người, cả đàn ông và phụ nữ. Vò rượu được đặt vào giữa gian nhà, cần quay về hướng cửa “voóng”, một ông biết “mo rượu” sẽ vào “mo rượu” hoặc “bảo rượu”, để mời tất cả các vị thánh thần ớt khu vực ấy cùng về uống rượu trước. Ông “mo rượu” mo dâng đủ mười tuần rượu thì bài mo kết thúc, lúc đó mọi người mới bắt đầu ngồi vào uống rượu và họ cử ra một anh điều khiển cuộc vui uống rượu gọi là anh chí chám, anh này đổ nước vào vò rượu cho mọi ngừơi uống và tính điểm uống thi như một trọng tài, cuộc vui có sinh động hay không một phần là nhờ vào anh chí chám. Đầu tiên anh ta mời mọi người uống thăm khoe. thăm khoe có nghĩa là uốn thử xem có rượu như thế nào, đàn ông thì uống trước đàn bà uống sau. Mọi người ngồi quây quần xung quanh vò rượu cần nhưng phải theo thứ tự tuổi tác và bậc trên dưới. Chí chám đã thấy mọi người ổn định chỗ ngồi thì vin cần mời mọi người uống. Lúc này một người trong tốp người uống rượu đứng ra nói lời cảm ơn gia đình với ý rằng: Hôm nay trăng thanh gió mát bố con anh em chúng tôi đến gia đình chơi làm bận làm rộn cho gia đình, tốn kém cho gia đình, gia đình có vò rượu cần mang ra tiếp đón bố con chúng tôi, chúng tôi xin cảm ơn . Ông chủ hoặc bà chủ nhà đáp lại hôm nay được các bố các mế các bác đến chơi nhà nhưng gia đình không có gì cả chỉ có nắm riệu chua mang ra giữa nhà các bố mế thấy sao thì thương gia đình tôi như vậy, khi đôi bên chủ khách rứt lời chào rượu thì các ông xin phép các mế các chị em rằng rượu mới các mế các chị em còn nhường bố con anh em chúng tôi xin phép được uống trước. Sau thủ tục ấy anh chí chám tuôn nước vào vò cho đầy, tay vừa nâng gáo nước đang chảy vào vò ruợu miệng vừa nói “dớ rão xin piềng” , anh chí chám bắt đàu thêm nước vào vò riệu thì mọi người bắt đầu uống và anh ta tính lượng rượu bằng cách tiếp tục tuôn nước vào vò nếu người ta cùng thống nhất uống thăm khoe với lượng 2 gáo khi gáo thứ nhất họ tiếp liêng vào thứ 2 một cách nhanh gọn và gáo thứ 2 chảy hết vào vò . Khi gáo thứ 2 chảy hết vào vò anh chám nói “dớ rão mời thôi ” mọi người buông cần rượu đứng lên anh chí chám lại tiếp tục mời các bà các chị vào uống thăm khoe, khi uống thăm khoe xong cuộc rượu lại tiếp tục . Muốn thật vui phải chia phe uống thi vơi nhau khi đã chia phe xong họ bắt đầu uống theo luật đẻ tính sự hơn kém về lượng rượu uống được trong cùng một đơn vị thời gian . Thời gian không phải tính bằng đồng hồ mà tính bằng lượng nước trong gáo chảy qua lỗ thủng xuống vò , nếu bên nào uống mà để nước chảy xuống chàn miệng vò thì coi như là bị thua và bên đó sẽ phải uống rượu phạt khi uống rượu phạt thường thỉ phải uống từng người một , mỗi người một gáo to việc uống phạt cũng không mấy khắt khe về thời gian cứ uống xong định lượng của mỗi người là được khi uống phạt xong mọi ngưởi lại tiếp tục thi uống vòng 2 vòng 3 nếu vòng sau mà bên thua lại uống hơn thì phe hơn của vong trước lại bị uống phạt . Để luật rượu cần thêm phong phú họ còn đặt ra nhiều mức thời gian và lượng rượu khác nhau ,trong lúc mọi người thi nhau uống rượu có một số người cũng chổ tài văn nghệ vì rượu cũng mang lại sự vui vẻ phấn chấn họ hát bộ mẹng với nhau những bài khích lệ uống rượu :
“ống đi em hỡi ,
uống đi em à ,
uống cho lỡ núi chẹ ,
uống cho gãy núi rọi
để ta làm lối đi về “
bên con gái đáp lại :
uống đi anh hỡi
uống đi anh à ,
uống cho róc miệng chén
uống cho cạn miệng vò
uống cho nứoc hàm rồng
đang to cũng phải cạn ....”
Họ còn hò reo âm vang cả xóm . Nhiều anh kể chuyện cười cho người khác mải cười mà không uống nổi đành phải chịu uống phạt vì thua , có những lúc không khí êm lắng để nghe ai đó hát kể chuyện vườn hoa núi cối hay út lớt hồ liêu . Mỗi đêm rượu cần như vậy thực sự là cuộc sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian đậm đà bản sắc . Có lẽ sức trường tồn của rượu cần một phần nhờ vào tính chất cộng đồng vui vẻ đó. Vì vậy từ xa xưa cho đến ngày hôm nay rượu cần vẫn sống trong không gian văn hóa của người Mường .