DetailController

Chỉ đạo điều hành

Nâng cao vai trò, năng lực, tính chuyên nghiệp, chất lượng trong công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh

30/05/2024 15:57
Ngày 29/5, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về Nâng cao vai trò, năng lực, tính chuyên nghiệp, chất lượng trong công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Trong đó, Chỉ thị nêu rõ: Trong những năm qua, công tác trợ giúp pháp lý đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong việc trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng khác, góp phần phát huy hiệu quả của pháp luật trong việc truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn ngoài trụ sở, tư vấn pháp luật, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý, góp phần ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nhằm tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ: “Nâng cao vai trò, năng lực, tính chuyên nghiệp, chất lượng và tăng cường truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hệ thống trợ giúp pháp lý; thực hiện hiệu quả cơ chế trợ giúp pháp lý tại Tòa án, trong điều tra hình sự và phối hợp trong tố tụng, hoạt động của chính quyền cơ sở để người dân dễ tiếp cận”Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung sau:

Sở Tư pháp: Đổi mới công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý bằng các hình thức đa dạng, phong phú bảo đảm hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn để nhiều người dân biết và kịp thời tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật. Khai thác hiệu quả Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp phục vụ cho công tác truyền thông trợ giúp pháp lý. Thường xuyên cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật; cung cấp tên, địa chỉ, số điện thoại của trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng trợ giúp pháp lý và email tiếp nhận, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý.

Phát huy vai trò Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn trong việc thông tin, giải thích rõ quyền được trợ giúp pháp lý và chú trọng việc giới thiệu, chuyển gửi vụ việc trợ giúp pháp lý đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định Luật Trợ giúp pháp lý và Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

Phối hợp triển khai hiệu quả Chương trình người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa theo quy định tại Chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTPTANDTC ngày 19/5/2022 giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân, tại điểm cầu trong phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội khoá XV về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Phối hợp với Công an tỉnh thực hiện Chương trình phối hợp số 5789/BTP-BCA ngày 27/11/2023 giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự bảo đảm triển khai hiệu quả trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự.

Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý; phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể tại địa phương thực hiện trợ giúp pháp lý; hướng dẫn Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã trong quá trình xử lý, giải quyết vụ việc liên quan đến công dân thuộc diện người được trợ giúp pháp lý, thực hiện việc giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu họ đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý đối với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; đồng thời tham mưu, tổ chức đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý thành công theo quy định.

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý đủ điều kiện nhằm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý. Tích cực sử dụng các hệ thống thông tin quản lý, phần mềm chuyên ngành trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý tốt nhất cho các đối tượng trợ giúp pháp lý; bố trí, tổ chức việc tham gia các lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức.

Phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ trong việc xây dựng đề án vị trí việc làm, tuyển dụng viên chức, đào tạo nghề, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên để tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, cử viên chức của Trung tâm có đủ điều kiện tham gia xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, đảm bảo cơ cấu trợ giúp viên pháp lý, số lượng người làm việc tương xứng với vai trò Trung tâm trợ giúp pháp lý là đơn vị sự nghiệp dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định 2069/QĐ-TTg  ngày 08/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp và Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Quan tâm bố trí, bổ sung kịp thời thiết bị đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin và vận hành hiệu quả các phần mềm, hệ thống thông tin quản lý trợ giúp pháp lý; bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức các hoạt động có hiệu quả, trong đó có việc tham gia phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội khoá XV về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Chủ động phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan trong việc lập dự toán kinh phí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nội dung trợ giúp pháp lý trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác về trợ giúp pháp lý hoặc có nội dung về trợ giúp pháp lý.

Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh: Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành thành viên Hội đồng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/06/2018 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 Chỉ đạo ngành mình tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời; thực hiện nghiêm túc việc thông tin, giải thích rõ quyền được trợ giúp pháp lý cho các đối tượng và giới thiệu, chuyển gửi vụ việc trợ giúp pháp lý đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Công an tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện ký kết, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp số 5789/BTP-BCA ngày 27/11/2023 giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự.

Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh tiếp tục thực hiện triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDTC ngày 19/5/2022 giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân; Phối hợp thực hiện tốt triển khai tại điểm cầu trong phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội khoá XV về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, tham mưu kiện toàn Trung tâm Trợ giúp pháp lý; thẩm định cơ cấu, kế hoạch tuyển dụng viên chức cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý bảo đảm số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm; tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý theo quy định.

Sở Tài chính tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách tỉnh để thực hiện các nội dung trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo cơ sở hạ tầng, đường truyền hoạt động ổn định, liên tục đáp ứng đầy đủ các tính năng, hiệu quả triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực trợ giúp pháp lý trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hòa Bình và Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai hiệu quả nội dung trợ giúp pháp lý trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác về trợ giúp pháp lý hoặc có nội dung về trợ giúp pháp lý (nếu có).

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Tư pháp, các phòng, ban liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện các nội dung sau: Tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc đề xuất, triển khai các đợt tuyên truyền về trợ giúp pháp lý và tư vấn ngoài trụ sở trên địa bàn đảm bảo thiết thực, hiệu quả. 

 Thực hiện việc giải thích quyền được trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp./.

                                                                  

Tang tuong phan Giam tuong phan
Đánh giá bài viết

0.0/5 (0 Lượt đánh giá)