Trong bảng xếp hạng mới nhất của FIFA, Brazil vẫn là đội bóng hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo các nhà cái, họ chỉ là ứng cử viên số 2 tại World Cup 2010, xếp sau Tây Ban Nha. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1990 đến nay, Vàng - Xanh mới mất vị trí đó trong đánh giá của giới “cờ bạc”.
Cái khổ của Brazil là vị thế “tượng đài”. Thương hiệu Selecao đồng nghĩa với đỉnh cao nên bất cứ thành tích nào ngoài ngôi vô địch cũng đều bị coi là thất bại nặng nề. Thậm chí, vô địch mà không… đẹp cũng bị chỉ trích! Vì thế dễ hiểu tại sao với phong cách chặt chẽ hơn, thực dụng hơn của Dunga, Brazil lại có phần kém lấp lánh.
Dàn sao hiện nay cũng bị coi là không “bóng bẩy” được như trước mà minh họa cụ thể cứ nhìn thủ lĩnh Kaka. Mùa giải qua, Kaka không tỏa sáng được như Cristiano Ronaldo ở Real Madrid (hai ngôi sao này sẽ có dịp chạm trán với nhau ở bảng G “tử thần”). Robinho thì thất vọng ở Premier League. Quyết định gây tranh cãi loại bỏ Ronaldinho và Pato của Dunga cũng càng khiến Brazil ở World Cup 2010 có phần “xa lạ” hơn.
Nhưng, đó lại là sự quen thuộc với Dunga khi tin tưởng vào bộ khung đã xây dựng suốt 4 năm qua. Trên cương vị HLV, ông có những quyết đoán chẳng kém phong cách của mình ngày còn thi đấu mà đơn cử là việc công bố ngay danh sách 23 tuyển thủ chứ không theo công thức 30 rồi rút gọn. Rơi vào bảng G đầy cạm bẫy ở Nam Phi, chắc chắn Dunga sẽ càng cẩn trọng hơn. Thà bị chỉ trích là không duy mỹ còn hơn lưu tiếng xấu muôn đời nếu phải về nhà sớm.
Sức ép là đối thủ đáng sợ nhất mà Tây Ban Nha, ứng cử viên số 1 năm nay, từng lãnh chịu. Họ chưa từng vượt qua nổi vòng tứ kết World Cup nào kể từ năm 1950 vì sức ép khủng khiếp từ các CĐV, trong đó có cả giới truyền thông nước nhà. Trong khi đó, Brazil lại quá quen với điều này và đã chứng minh họ giải quyết được sức ép ứng cử viên số 1 đó tại Word Cup 1994 và 2002. Giờ đây, họ càng dễ thở hơn khi xếp sau Tây Ban Nha.
Hãy nhớ những thống kê: Brazil là đội duy nhất góp mặt ở trọn vẹn 19 kỳ World Cup, là đội thành công nhất với 5 lần đăng quang. Và chắc chắn, kỳ World Cup thứ 20 cũng sẽ có họ (với tư cách chủ nhà). Không gì đẹp đẽ hơn cho điệu samba khi hướng tới năm 2014 đó bằng một vinh quang ở Nam Phi.
Xuất phát từ vị trí nào không quan trọng. Quan trọng hơn là vị trí mà họ nhắm đến. Và Brazil của Dunga đang đầy thực tế như vậy mà “bị” xếp hạng 2 trong danh sách ứng cử viên sẽ càng là lợi thế cho họ mà thôi.
Dàn sao hiện nay cũng bị coi là không “bóng bẩy” được như trước mà minh họa cụ thể cứ nhìn thủ lĩnh Kaka. Mùa giải qua, Kaka không tỏa sáng được như Cristiano Ronaldo ở Real Madrid (hai ngôi sao này sẽ có dịp chạm trán với nhau ở bảng G “tử thần”). Robinho thì thất vọng ở Premier League. Quyết định gây tranh cãi loại bỏ Ronaldinho và Pato của Dunga cũng càng khiến Brazil ở World Cup 2010 có phần “xa lạ” hơn.
Nhưng, đó lại là sự quen thuộc với Dunga khi tin tưởng vào bộ khung đã xây dựng suốt 4 năm qua. Trên cương vị HLV, ông có những quyết đoán chẳng kém phong cách của mình ngày còn thi đấu mà đơn cử là việc công bố ngay danh sách 23 tuyển thủ chứ không theo công thức 30 rồi rút gọn. Rơi vào bảng G đầy cạm bẫy ở Nam Phi, chắc chắn Dunga sẽ càng cẩn trọng hơn. Thà bị chỉ trích là không duy mỹ còn hơn lưu tiếng xấu muôn đời nếu phải về nhà sớm.
Sức ép là đối thủ đáng sợ nhất mà Tây Ban Nha, ứng cử viên số 1 năm nay, từng lãnh chịu. Họ chưa từng vượt qua nổi vòng tứ kết World Cup nào kể từ năm 1950 vì sức ép khủng khiếp từ các CĐV, trong đó có cả giới truyền thông nước nhà. Trong khi đó, Brazil lại quá quen với điều này và đã chứng minh họ giải quyết được sức ép ứng cử viên số 1 đó tại Word Cup 1994 và 2002. Giờ đây, họ càng dễ thở hơn khi xếp sau Tây Ban Nha.
Hãy nhớ những thống kê: Brazil là đội duy nhất góp mặt ở trọn vẹn 19 kỳ World Cup, là đội thành công nhất với 5 lần đăng quang. Và chắc chắn, kỳ World Cup thứ 20 cũng sẽ có họ (với tư cách chủ nhà). Không gì đẹp đẽ hơn cho điệu samba khi hướng tới năm 2014 đó bằng một vinh quang ở Nam Phi.
Xuất phát từ vị trí nào không quan trọng. Quan trọng hơn là vị trí mà họ nhắm đến. Và Brazil của Dunga đang đầy thực tế như vậy mà “bị” xếp hạng 2 trong danh sách ứng cử viên sẽ càng là lợi thế cho họ mà thôi.