đối với công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm
và công tác thi hành án.
Thực hiện Kết luận số 979-KL/TU, ngày 18/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 02-CT/TU, ngày 28/10/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và công tác thi hành án. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện kết luận như sau:
BTV Đảng ủy khối yêu cầu:
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong Khối các cơ quan tỉnh trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và công tác thi hành án. Khắc phục tư tưởng coi công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật tội phạm và công tác thi hành án là nhiệm vụ của các ngành và lực lượng chức năng. Tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và công tác thi hành án. Nhận thức rõ công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và công tác thi hành án là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, người đứng đầu cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng, hiệu lực quản lý và tổ chức thực hiện của chính quyền, trách nhiệm của các đoàn thể quần chúng của các cơ quan, đơn vị trong Khối, nhằm huy động tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và công tác thi hành án trong tình hình mới.
BTV Đảng ủy khối yêu cầu thực hiện các nội dung sau:
Cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng trong Khối tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc 979-KL/TU ngày 18/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án.
Tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Khối, nhất là các Bộ luật, nghị định và văn bản hướng dẫn về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và thi hành án, đặc biệt là Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng, chống ma túy, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính,... Tổ chức tốt các hoạt động ngày 09/11 hằng năm “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nhằm giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong khối nâng cao hiểu biết, chấp hành pháp luật.
Cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tăng cường chỉ đạo và thường xuyên thực hiện tốt công tác tự kiểm tra nội bộ để phòng ngừa vi phạm pháp luật. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với những lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội; chủ động phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm để kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật. Các cơ quan thanh tra, viện kiểm sát, toà án, thi hành án và các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp trong phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật và phạm tội, nhất là đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực để cảnh tỉnh, răn đe với phương châm “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp của tỉnh thực hiện tốt công tác tiếp nhận, quản lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng thời gian quy định, có giải pháp để khắc phục một số tồn tại hạn chế đã nêu; không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung và sửa, hủy án; tăng cường tổ chức các phiên toà xét xử lưu động tại địa bàn hay xảy ra tội phạm để tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động. Chấp hành nghiêm việc giao ban khối nội chính định kỳ và khi cần thiết để kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của thường trực cấp ủy cùng cấp đối với những vụ việc, vụ án cần có sự lãnh đạo của cấp ủy.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp ủy Đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, đưa tin phản ánh về tình hình an ninh trật tự, phản bác lại các thông tin xấu độc ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, đưa tin gương “người tốt, việc tốt” để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và phòng ngừa vi phạm. Kịp thời phát hiện, biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là đối với những người có uy tín ở cơ sở; tích cực vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và giữ vững an ninh ở cơ quan, đơn vị./.