DetailController

Thông tin báo cáo thống kê

Củng cố kinh tế tập thể, phát triển các HTX hoạt động hiệu quả

13/05/2022 00:00
Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU về xây dựng, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tại tỉnh Hòa Bình, trong 5 năm tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực kinh tế tập thể đạt 7,7%/năm, vượt 10% chỉ tiêu Nghị quyết; thành lập mới 66 HTX/năm, vượt 78% chỉ tiêu Nghị quyết; xây dựng được 39 chuỗi giá trị liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp, gấp 13 lần chỉ tiêu Nghị quyết; tỷ lệ hợp tác xã hoạt động khá trở lên đạt 65%, vượt 8% chỉ tiêu; Tỷ lệ hợp tác xã hoạt động yếu kém cón 8,5%, vượt 17% chỉ tiêu. Đến hết năm 2021, tăng trưởng khu vực kinh tế tập thể đạt 127,5 tỷ đồng, trong giai đoạn tăng trung bình 9,13%/năm, vượt 1,4% chỉ tiêu Nghị quyết đến năm 2025.
Hiện nay toàn tỉnh có có 308 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 76%

Nhằm củng cố kinh tế tập thể, trong những năm qua nhiều Tổ hợp tác (THT) thành lập mới, hoạt động hiệu quả phát triển thành HTX, còn lại hoạt động kém hiệu quả được giải thể. Cụ thể, có 111 THT thành lập mới, 64 THT giải thể. Đến hết năm 2021 có 217 THT hoạt động trên các lĩnh vực thuỷ lợi, chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp... với 3,4 nghìn thành viên, tạo thêm việc làm cho 4,15 nghìn người lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn. Bình quân THT có 15 thành viên, doanh thu 220 triệu đồng/năm, lợi nhuận 56,5 triệu đồng/năm tăng 19% so với năm 2017. Có 1 THT có sản phẩm được chứng nhận OCOP; 12 THT hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và thương mại-dịch vụ, quy mô hoạt động nhỏ, máy móc phương tiên lạc hậu, chủ yếu thực hiện các đơn hàng gia công cho doanh nghiệp hay các dịch vụ công ích được chính quyền địa phương đặt hàng, nguồn thu để chi trả thu nhập cho tổ viên thấp, tích luỹ để đầu tư phát triển thấp. Nhìn chung THT thiếu vốn và hợp đồng hợp tác, hoạt động không liên tục theo mùa vụ; việc quản lý, theo dõi tình hình hoạt động của THT hạn chế.

Các HTX tiếp tục củng cố, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn, cải tiến phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ cho thành viên. Thành lập mới trung bình 66 HTX/năm, HTX mới thành lập cơ bản tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu hợp tác, dịch vụ và việc làm của thành viên, phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, khả thi, đúng hướng; cán bộ quản lý được dân chủ lựa chọn, có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, nên hoạt động của HTX ngày càng hiệu quả.

Đến hết năm 2021, có 457 HTX và 04 Quỹ tín dụng nhân, tăng 78 % so với năm 2017; trong đó 98% đang hoạt động ổn định, có 52 HTX ngừng hoạt động, 1 Quỹ tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Các HTX và Quỹ tín dụng thu hút 11,9 nghìn thành viên và 21,9 nghìn lao động (7,7 nghìn lao động thường xuyên, 14,2 nghìn lao động thời vụ) tham gia, tăng 16,3 % số thành viên và 18,4% lao động so với năm 2017; cán bộ quản lý trình độ trung, sơ cấp chiếm 36,8%, giảm 29,5% so với năm 2017; Cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 34,7%, tăng 45% so với năm 2017). Bình quân Doanh thu 2,23 tỷ đồng/HTX/năm, lợi nhuận 0,25 tỷ đồng/HTX/năm, giảm 26% so với năm 2017; thu nhập lao động thường xuyên 4,16 triệu đồng/người/tháng. Quỹ tín dụng có chênh lệch thu-chi 5,73 tỷ đồng tăng 48% so với năm 2017.

Theo ngành nghề hoạt động có 308 HTX nông nghiệp chiếm 76%; 97 HTX phi nông nghiệp, chiếm 24%); theo quy mô thành viên có 98,3% HTX siêu nhỏ, 1,5% nhỏ, 0,2% vừa; theo quy mô vốn có 53,3% HTX siêu nhỏ, 36% nhỏ, 10,7% vừa. Xếp loại chất lượng năm 2021 có: 26% HTX xếp loại tốt; 36,1 % HTX khá; 28,7% HTX trung bình; 9,2% HTX yếu kém. 

Thích ứng với ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19, các HTX đã nỗ lực vượt khó, huy động nguồn lực duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhiều giải pháp như: sử dụng quỹ dự phòng để trả lương và hỗ trợ tài chính cho người lao động; ứng công cụ trực tuyến để quản trị; hỗ trợ người lao động phương tiện phòng, dịch bệnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất...nên đã duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ tích cho thànhviên./.