NewsByCategory

DetailController

 Tính đến tháng 8/2018, toàn tỉnh có 2.588 mô hình “Dân vận khéo”, tăng mới 496 mô hình so với năm 2017. Trong đó, lĩnh vực kinh tế 1.076 mô hình, lĩnh vực văn hóa – xã hội 780 mô hình, lĩnh vực an ninh – quốc phòng 391 mô hình, xây dựng hệ thống chính trị 341 mô hình; đã nhân diện 108 mô hình hoạt động hiệu quả. 

">  Tính đến tháng 8/2018, toàn tỉnh có 2.588 mô hình “Dân vận khéo”, tăng mới 496 mô hình so với năm 2017. Trong đó, lĩnh vực kinh tế 1.076 mô hình, lĩnh vực văn hóa – xã hội 780 mô hình, lĩnh vực an ninh – quốc phòng 391 mô hình, xây dựng hệ thống chính trị 341 mô hình; đã nhân diện 108 mô hình hoạt động hiệu quả. 

">

Những tấm gương

Tiếp tục lan tỏa các mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

12/03/2019 00:00

 Tính đến tháng 8/2018, toàn tỉnh có 2.588 mô hình “Dân vận khéo”, tăng mới 496 mô hình so với năm 2017. Trong đó, lĩnh vực kinh tế 1.076 mô hình, lĩnh vực văn hóa – xã hội 780 mô hình, lĩnh vực an ninh – quốc phòng 391 mô hình, xây dựng hệ thống chính trị 341 mô hình; đã nhân diện 108 mô hình hoạt động hiệu quả. 

LLVT huyện Kỳ Sơn với phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” tại xóm Can, xã Độc Lập

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên lĩnh vực phát triển kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh. Các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của nhân dân. Nhiều mô hình có hiệu quả tiếp tục được duy trì và phát triển, huy động sự tham gia đông đảo của nhân dân, tiêu biểu như: Mô hình “Nuôi cá lồng” của các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc và Thành phố Hòa Bình; mô hình “Trồng cây có múi”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” ở các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi; mô hình “cánh đồng 100 triệu/ha/năm”, nuôi gà cho thu nhập trên 300 triệu đồng /năm ở huyện Lạc Sơn; mô hình “Du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới” ở huyện Mai Châu; mô hình trồng rau hữu cơ đã xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản; chăn nuôi bò sữa ở huyện Lương Sơn; “Tiết kiệm quay vòng vốn” của Hội Liên Hiệp phụ nữ…Các mô hình đã tạo sự đột phá, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, “Dân vận khéo” đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia xây dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng gia đình, cơ quan, đơn vị, khu dân cư văn hóa, xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, văn minh đô thị. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi, tuần cao điểm vệ sinh môi trường chào mừng các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước. Một số hoạt động “Dân vận khéo” mới được triển khai thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi tham gia, có tính xã hội hóa cao, tạo hiệu ứng tích cực, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, tiêu biểu như: Mô hình xây dựng nhà “Mái ấm nông dân”, “Đồng thuận giữa chính quyền và người dân trong quản lý và sử dụng đất” của Hội Nông dân tỉnh; “Mái ấm công đoàn”, “Tết sum vầy” của LĐLĐ tỉnh; “Chi hội phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm gắn với rèn luyện phẩm chất đạo đức”, “xóm kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu” của Hội LHPN tỉnh; “phòng chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường” của Sở GD&ĐT; “Nhà sạch, vườn đẹp, ngõ xóm văn minh” của Hội Cựu Chiến binh; “Ngân hàng bò”, “Bữa ăn chia sẻ” của Hội Chữ thập đỏ tỉnh; “Gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học” của Hội Khuyến học; “Thắp sáng đường quê” của Đoàn Thanh niên; “Vận động nhân dân hiến đất, hiến công xây dựng nông thôn mới” ở các huyện, thành phố; mô hình “Tuyến phố văn minh, khu dân cư không rác thải”. Các mô hình trong lĩnh vực nhân đạo từ thiện như: “Bữa ăn chia sẻ”, “Hòm quỹ nhân đạo vì nghĩa lớn”, “mỗi tổ chức, cá nhân một địa chỉ nhân đạo” của thành phố Hòa Bình đã được nhân dân ủng hộ trên 219 triệu đồng…Đây đều là những mô hình tập trung được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ về các tổ chức chính trị - xã hội, được nhân dân tích cực ủng hộ. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân đối với xã hội, giảm bớt khó khăn, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh, “Dân vận khéo” đã kết hợp được giữa vận động tập trung với vận động cá biệt; tranh thủ sự ủng hộ của chức sắc, chức việc các tôn giáo, người có uy tín trong dòng họ, khu dân cư. Triển khai nhân rộng các hình thức tự quản trong nhân dân theo hướng xã hội hóa, góp phần nâng cao ý thức cảnh giác, năng lực tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Các mô hình, điển hình được duy trì hiệu quả và nhân rộng như: “Làng, bản văn hóa – quốc phòng”, “Cơ quan, đơn vị văn hóa, an toàn về an ninh trật tự”, “Tổ liên gia tự quản, khu dân cư tự quản về an ninh”, “Gia đình 2 quản, thôn xóm 3 quản”, “Số nhà tự quản, dòng họ tự quản, xứ đạo tự quản”…đã góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia hưởng ứng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở các thôn, xóm, khu dân cư, tổ dân phố.

Đảng ủy Quân sự tỉnh đã triển khai thực hiện “Kế hoạch số 827/KH-BCH ngày 02/4/2018 về thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, xây dựng “Đơn vị dân vận tốt” năm 2018; chỉ đạo Ban chỉ huy Quân sự huyện Kỳ Sơn triển khai xây dựng mô hình làng, bản văn hóa – quốc phòng, an ninh gắn với phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” tại xóm Can, xã Độc Lập, nâng tổng số làng bản văn hóa quốc phòng trong toàn tỉnh lên 21 làng (tăng 01 làng so với năm 2017). Mô hình “Đồng hành cùng các em đến trường” đã quyên góp và trao tặng 10 xe đạp, 06 góc học tập…Mô hình “Huấn luyện, diễn tập kết hợp làm công tác dân vận, tham gia xây dựng nông thôn mới” đã huy động 12.050 ngày công; khơi thông 30,5 km kênh mương nội đồng, rãnh thoát nước; phát quang 25,6 km đường làng, ngõ xóm…

Đảng ủy Công an tỉnh lãnh đạo triển khai Kế hoạch số 86/KH-BCĐ-PV28 ngày 26/3/2018 về thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong lực lượng công an tỉnh năm 2018, tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả 31 mô hình đã xây dựng. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng mới 09 mô hình “Dân vận khéo”, nâng tổng số lên 40 mô hình ở các đơn vị trong toàn ngành. Chỉ đạo rà soát, nhân rộng các mô hình tự quản trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”. Các mô hình “Dân vận khéo” đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ, giảm bớt thủ tục hành chính từ 15 ngày xuống còn 7 ngày, chống phiền hà, củng cố lòng tin của Nhân dân, cơ quan, tổ chức vào ực lượng Công an nhân dân. Các mô hình “Nông dân với pháp luật”, “Cựu chiến binh tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Tiếng kẻng an ninh vây bắt tội phạm”, “3 không: không ma túy, không bạo lực, không vi phạm pháp luật”, “Tranh thủ người có uy tín”…là những mô hình tiếp tục được thực hiện có hiệu quả ở các địa phương, đơn vị.

Căn cứ và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” trong hệ thống chính trị. Điển hình có “Cơ quan, đơn vị văn hóa” (nhất là ở các cơ quan khối hành chính sự nghiệp công lập) về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mô hình “Hòm thư góp ý 217, 218”. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo duy trì hiệu quả mô hình “Tổ dân vận”, “khối dân vận vững mạnh”, “Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt đọng của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng – an ninh 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu”, “Tạo nguồn cán bộ cơ sở và phát triển đảng trong thanh niên” của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, mô hình “3 tốt, 5 không” của VKSND, mô hình “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” của huyện Kỳ Sơn…

Với sự phát triển, nhân rộng các mô hình “Dận vận khéo” trên các lĩnh vực đã cho thấy sức lan tỏa của phong trào thi đua. Nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả rõ nét, thể hiện sự quyết tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Qua đó, góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, phát huy giá trị văn hóa, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh./.