NewsByCategory

DetailController

 Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, BTV Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 21/10/2002 về “Tăng cường công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng”, trong đó đã chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cụ thể triển khai thực hiện trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, giáo dục truyền thống cách mạng của tỉnh.

">  Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, BTV Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 21/10/2002 về “Tăng cường công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng”, trong đó đã chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cụ thể triển khai thực hiện trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, giáo dục truyền thống cách mạng của tỉnh.

">

Tin tức và sự kiện

Nâng cao chất lượng công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng

12/03/2019 00:00

 Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, BTV Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 21/10/2002 về “Tăng cường công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng”, trong đó đã chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cụ thể triển khai thực hiện trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, giáo dục truyền thống cách mạng của tỉnh.

Kết hợp thăm quan thực tế và giáo dục cho học sinh tại di tích lịch sử - tượng đài chiến thắng cầu Mè, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn)

 Trong 15 năm qua (2002 - 2017), công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống được triển khai tích cực, hiệu quả và đồng bộ ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Ở cấp tỉnh, đã triển khai nhiều công trình, đề tài lịch sử cấp tỉnh như: Hòa Bình phục vụ công trình thủy điện sông Đà, địa chí Hòa Bình (năm 2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tập III (1975 - 2000), biên soạn sách giáo khoa “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 1886 - 2000...Trong đó, kết quả nổi bật là đề tài khoa học: “Sưu tầm, nghiên cứu, bổ sung, tổng kết, biên soạn và xuất bản Lịch sử tỉnh Hòa Bình 1929 - 2010” và công trình “Hỏi - đáp lịch sử tỉnh Hòa Bình 130 năm xây dựng và phát triển (1886-2016) được đông đảo bạn đọc đón nhận và đánh giá cao. Trong quá trình triển khai các công trình lịch sử, nhiều vấn đề mới về tư liệu, sự kiện, nhân vật lịch sử đã được phát hiện, tổng kết như: Đề tài lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tập III (1975 - 2000), đã tổ chức Hội thảo khoa học giải quyết vấn đề chủ trương thành lập HTX toàn xã của Tỉnh ủy Hà Sơn Bình với thực tiễn các địa phương miền núi tỉnh Hòa Bình; Đánh giá chủ trương trồng cây ăn quả của Tỉnh ủy Hòa Bình (năm 1992) với những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học bổ ích cho việc lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đổi mới ở tỉnh....Ở cấp huyện, hiện nay 11/11 huyện, thành phố đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ đến năm 2000 hoặc đến năm 2010, 2015. Hàng năm đảng bộ các huyện, thành phố đều dành nguồn kinh phí nhất định từ 30 - 50 triệu hỗ trợ cho mỗi đơn vị cơ sở trực thuộc triển khai công tác sưu tầm, biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống. Ở cấp xã, tới nay đã có 132 đơn vị/210 xã, phường, thị trấn hoàn thành việc biên soạn, sưu tầm lịch sử địa phương; 53 đơn vị đang trong quá trình triển khai sưu tầm, biên soạn. Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị 23, số lượng, chất lượng các công trình khoa học lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống được xuất bản ngày càng tăng lên. Bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh xuất bản trên 15 đầu sách lịch sử. Từ năm 2002-2017, tỉnh Hòa Bình đã xuất bản 232 ấn phẩm lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống, trong đó cấp tỉnh 59 ấn phẩm, cấp huyện 41 ấn phẩm, cấp xã 132 ấn phẩm.

Công tác giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng trong toàn tỉnh được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương; tổ chức hội thảo, tọa đàm, xây dựng nhà truyền thống, tượng đài kỷ niệm, gắn bia di tích cách mạng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, thu hút hàng chục vạn người tham gia. Nét nổi bật trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng ở Hòa Bình là cơ bản các đối tượng trong các loại hình giáo dục đào tạo đều có học phần lịch sử địa phương. Hàng năm, sở GD&ĐT đều kiểm tra đánh giá việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương, đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng về nội dung chương trình lịch sử địa phương cho giáo viên môn sử nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác này. Qua 10 năm đưa vào giảng dạy, học tập, nhận thức của giáo viên, học sinh về ý nghĩa, giá trị lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương đối với giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh trong các trường học được nâng lân. Giáo viên và học sinh ngày càng nắm vững nội dung kiến thức lịch sử địa phương.

Nhìn chung, sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 23 của BTV Tỉnh ủy khóa XIII, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng trong toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu về lịch sử đảng có nội dung quan trọng, ý nghĩa khoa học và thực tiễn được tổ chức triển khai. Nhận thức về vị trí, vai trò, tính cấp thiết của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng và giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của các cấp ủy đảng, cơ quan, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung, đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử đảng nói riêng được nâng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Nhiều đơn vị, nhất là cấp xã, phường chưa quan tâm tới công tác lưu trữ lịch sử; một số cấp ủy cơ sở còn coi nhẹ công tác tuyên truyền; chưa chú trọng khai thác tư liệu lịch sử từ các nhân chứng sống, lưu trữ hiện vật lịch sử ít được quan tâm, chưa có quy định về lưu trữ hiện vật cá nhân lịch sử; chất lượng giảng dạy và học tập lịch sử địa phương chưa thực sự được coi trọng, chất lượng chưa cao./.