NewsByCategory

DetailController

 Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII, công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng trong toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu về lịch sử đảng có nội dung quan trọng, ý nghĩa khoa học và thực tiễn được tổ chức triển khai. 

">  Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII, công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng trong toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu về lịch sử đảng có nội dung quan trọng, ý nghĩa khoa học và thực tiễn được tổ chức triển khai. 

">

Tin tức và sự kiện

Kết quả sau 15 năm thực hiện việc “về tăng cường công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng”

12/03/2019 00:00

 Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII, công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng trong toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu về lịch sử đảng có nội dung quan trọng, ý nghĩa khoa học và thực tiễn được tổ chức triển khai. 

Các công trình nghiên cứu, biên soạn, xuất bản và phát hành lịch sử Đảng bộ cấp tỉnh, huyện, xã, lịch sử truyền thống ngành, đoàn thể đều được các cấp ủy tổ chức triển khai theo đúng quy trình. Quá trình tổ chức triển khai công tác lịch sử đảng nói chung đã thu hút được đông đảo các nhà khoa học, các cán bộ lão thành, cán bộ lãnh đạo chủ chốt qua các thời kỳ, các nhân chứng lịch sử tham gia nên đã đóng góp, bổ sung nhiều tư liệu, sự kiện có giá trị, ngày càng làm rõ hơn những vấn đề lịch sử chung của toàn Đảng bộ, cũng như của các địa phương, đơn vị.

Công tác nghiên cứu biên soạn Lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống được triển khai tích cực, hiệu quả và đồng bộ ở cả 3 cấp: Tỉnh, huyện và xã. Ở cấp tỉnh, nhiều công trình, đề tài lịch sử có giá trị được ra đời như: Hòa Bình phục vụ công trình thủy điện sông Đà, Địa chí Hòa Bình (năm 2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tập III (1975-2000), biên soạn Sách giáo khoa “Lịch sử tỉnh Hòa Bình 1886-2000” và Sách hướng dẫn giảng dạy Lịch sử địa phương trong trường phổ thông; Đảng bộ Hòa Bình qua các kỳ đại hội (1945-2010), Bộ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 1929-2010, Kỷ yếu Hội thảo quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào ở tỉnh Hòa Bình 1947-1989, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học lịch sử Bộ đội Tây tiến với Hòa Bình, “Tổng kết mô hình trường Thanh niên Lao động XHCN (1958-1990) và hệ thống trường Dân tộc nội trú Hòa Bình (1991-2006) và Những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực là con em các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, HĐH”,  …Trong đó, kết quả nổi bật là đề tài khoa học:“Sưu tầm, nghiên cứu, bổ sung, tổng kết, biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 1929- 2010” và công trình “Hỏi - Đáp lịch sử tỉnh Hòa Bình 130 năm xây dựng và phát triển (1886 - 2016)” được đông đảo bạn đọc đón nhận và đánh giá cao.

Trong quá trình triển khai các công trình lịch sử, nhiều vấn đề mới về tư liệu, sự kiện, nhân vật lịch sử đã được phát hiện, tổng kết như: Đề tài Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tập III (1975-2000) đã tổ chức Hội thảo khoa học giải quyết vấn đề chủ trương thành lập HTX toàn xã của Tỉnh ủy Hà Sơn Bình với thực tiễn các địa phương miền núi Hòa Bình; Đánh giá chủ trương trồng cây ăn quả của Tỉnh ủy Hòa Bình (năm 1992) với những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học bổ ích cho việc lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đổi mới ở tỉnh. Tỉnh ủy tổ chức thành công hội thảo về quan hệ đặc biệt Việt-Lào ở tỉnh Hòa Bình 1947-1989 với một số phát hiện mới về Đại hội trù bị II, Đảng nhân dân Lào, về hoạt động của Đài Phát thanh Pha Thét - Lào tại Lạc Thủy. Triển khai đề tài khoa học: “Sưu tầm, nghiên cứu, bổ sung, tổng kết, biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 1929-2010”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức nghiên cứu, tổng kết 10 chuyên đề khoa học trong tiến trình lãnh đạo và chỉ đạo của 14 khoá Tỉnh ủy Hòa Bình từ năm 1945 đến năm 2010; trong đó chuyên đề “tổ chức khoán sản phẩm trong nông nghiệp tại 2 xã Sào Báy và Đú Sáng (Kim Bôi) những năm 1970-1974”, thêm một khẳng định có căn cứ khoa học không chỉ Vĩnh Phúc, Hải Phòng có “khoán chui” mà Tỉnh ủy Hòa Bình cũng mạnh dạn, sáng tạo “khoán chui”, góp phần có thêm căn cứ thực tiễn để Ban Bí thư quyết định đề ra đường lối khoán sản phẩm trong nông nghiệp năm 1981 (Chỉ thị 100) và năm 1987 (Nghị quyết 10)…

Ở cấp huyện, các đảng bộ trực thuộc đã triển khai thực hiện một cách chủ động, nghiêm túc, sáng tạo và hiệu quả. Các huyện, thành phố đã đưa nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp mình và tập trung chỉ đạo, tăng cường cán bộ theo dõi và trực tiếp sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử. Đến nay, 11/11 huyện, thành phố đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ đến năm 2000 hoặc đến năm 2010, 2015. Đảng bộ huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Mai Châu đã hoàn thành và xuất bản công trình Đảng bộ huyện qua các kỳ Đại hội. Một số Đảng bộ huyện đã chỉ đạo tổ chức biên tập, chỉnh lý, bổ sung và tái bản các công trình Lịch sử Đảng bộ các huyện.

Ở cấp xã, cấp ủy Đảng, chính quyền cũng đã nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của công tác biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương, nên bước đầu đã quan tâm đến công tác lịch sử địa phương. Tích cực khai thác các tư liệu lịch sử, đầu tư về kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương và huy động nguồn kinh phí xã hội hóa trong Nhân dân, huy động cán bộ, giáo viên nghỉ hưu tham gia vào việc sưu tầm, biên soạn. Tính đến tháng 5/2018, trong tổng số 210 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, có 132 đơn vị đã hoàn thành, 53 đơn vị đang trong quá trình triển khai sưu tầm, biên soạn. Điển hình là các địa phương, đơn vị: Huyện Lương Sơn đã hoàn thành biên soạn xuất bản 100%, huyện Kỳ Sơn, huyện Cao Phong đạt trên 90%, huyện Mai Châu đạt gần 80% đơn vị cấp xã….

Có thể nói, các ấn phẩm Lịch sử Đảng bộ, Lịch sử truyền thống xuất bản đã tái hiện một cách khá đầy đủ, toàn diện, chân thực, sinh động lịch sử phong trào cách mạng của địa phương, đơn vị, đảm bảo sự thống nhất cao giữa Lịch sử Đảng bộ tỉnh, Lịch sử Đảng bộ huyện và Lịch sử Đảng bộ cơ sở, làm sáng tỏ, phong phú, sinh động Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, góp phần làm phong phú Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, song cũng thể hiện được những nét đặc thù riêng của từng địa phương. Các ấn phẩm là tài liệu quan trọng xác minh, khẳng định những nhân vật lịch sử, đóng góp của các tầng lớp Nhân dân đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần quan trọng trong việc giải quyết chính sách đối với người có công với cách mạng và việc xác minh, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, nhà lưu niệm, nhà truyền thống của địa phương./.