NewsByCategory

DetailController

Đôi mắt sáng hiền từ, chất giọng ấm áp nhưng mạch lạc, cô Nguyễn Thị Bình, giáo viên trường tiểu học thị trấn Kỳ Sơn gây ấn tượng với chúng tôi ngay từ lần đầu gặp. 40 tuổi, 19 năm trong nghề, cô được bạn bè, đồng nghiệp biết đến là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có nhiều học sinh đoạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia. Song, trong câu chuyện với cô, đọng lại là sự giản dị, khiêm tốn, ham học hỏi, hết lòng vì công việc và thương yêu học sinh. Nói như cô Bình thì tất cả những điều trên cô đều học và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.

"> Đôi mắt sáng hiền từ, chất giọng ấm áp nhưng mạch lạc, cô Nguyễn Thị Bình, giáo viên trường tiểu học thị trấn Kỳ Sơn gây ấn tượng với chúng tôi ngay từ lần đầu gặp. 40 tuổi, 19 năm trong nghề, cô được bạn bè, đồng nghiệp biết đến là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có nhiều học sinh đoạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia. Song, trong câu chuyện với cô, đọng lại là sự giản dị, khiêm tốn, ham học hỏi, hết lòng vì công việc và thương yêu học sinh. Nói như cô Bình thì tất cả những điều trên cô đều học và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.

">

Những bài viết về Bác

Học Bác từ những điều đơn giản nhất

31/03/2015 00:00

Đôi mắt sáng hiền từ, chất giọng ấm áp nhưng mạch lạc, cô Nguyễn Thị Bình, giáo viên trường tiểu học thị trấn Kỳ Sơn gây ấn tượng với chúng tôi ngay từ lần đầu gặp. 40 tuổi, 19 năm trong nghề, cô được bạn bè, đồng nghiệp biết đến là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có nhiều học sinh đoạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia. Song, trong câu chuyện với cô, đọng lại là sự giản dị, khiêm tốn, ham học hỏi, hết lòng vì công việc và thương yêu học sinh. Nói như cô Bình thì tất cả những điều trên cô đều học và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.

Cô Nguyễn Thị Bình trong giờ dạy viết chữ.

 "Lời Bác Hồ dặn vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, tôi luôn khắc trong tâm. Trẻ em là tương lai của đất nước, trồng người phải xuất phát từ tình yêu thương. Cũng chính từ tâm niệm đó mà năm 1995, khi tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm, tôi tình nguyện về dạy tại trường tiểu học xã Yên Quang. Trước đây, con đường từ Bãi Nai vào Yên Quang chỉ 11 km nhưng trời mưa thì đất đặc sệt, nhấc chân đi bộ còn khó, chưa nói đi xe đạp. Ngày ngày tôi đành quốc bộ vượt dốc Mùn đến với các em học sinh dân tộc Mường nơi đây. Những lúc bùn đất bám đầy người, nước suối chảy siết, tôi nghĩ đến lời Bác Hồ “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt - học  tốt”. Ngay khi nhận lớp, tôi học thêm tiếng Mường để tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh và “dân vận” với các em, phụ huynh. Cùng với đó, tìm hiểu tâm tư, hoàn cảnh của từng em và phân loại học sinh để có phương pháp dạy phù hợp. Học sinh ở quê nhiều em có ý định bỏ học. Có lần, buổi kiểm tra vắng một em học sinh lớp 5. Khi hết tiết dạy, tôi quyết định quốc bộ gần 5 km vào xóm Chằm Cun để thuyết phục em. Đến nơi, em đã trốn lên quả đồi phía sau. Tôi đành bấm bụng leo đồi. Thấy bóng người, em trốn vào một bụi tre. Tôi đến bên, mặt trầy xước vì gai chọc và tâm sự về lợi ích của việc học, em cảm động. Rồi sau đó hai cô trò cùng xuống núi, tôi quên hết cả đói vì câu nói “em sẽ không bỏ học nữa”. Cô Bình chia sẻ.

Không chỉ lặn lội vào từng xóm vận động học sinh đi học, trong cặp cô Bình tỉnh thoảng có thêm kim chỉ để tranh thủ lúc ra chơi khâu quần, áo cho học trò. Học sinh miền núi nghèo nhưng cũng rất nghịch nên quần, áo hay bị xoạc. Gia đình, bạn bè, họ hàng có quần áo cũ nhưng vẫn còn nguyên cô đều mang đến cho học sinh nghèo. Bằng tình thương và sự sâu sát, học sinh lớp cô chủ nhiệm ngoan, không bỏ học nửa chừng và có em còn đạt học sinh giỏi cấp huyện. Mỗi ngày đi qua là mỗi ngày cô học theo Bác Hồ với mong muốn để cho lớp trẻ có được cái chữ, cái nghề, tương lai tương sáng hơn.

 

Bịn rịn với tình cảm học trò ở nơi xa nhưng vì điều kiện, hoàn cảnh gia đình, chồng là bộ đội thường xuyên phải ở trong doanh trại, hai con nhỏ nên cô Bình chuyển công tác về trường tiểu học thị trấn Kỳ Sơn. Bước vào ngôi trường mới, cô luôn giữ mối đoàn kết, thương yêu học trò, không ngừng nghiên cứu sách, báo, tạp chí giáo dục, bài giảng điện tử. Đồng thời, tự làm nhiều đồ dùng dạy học để tiết học không cứng nhắc và khơi gợi sự hứng thú của học sinh. Đặc biệt, cô luôn dành quan tâm rèn kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh thông qua những việc làm và câu chuyện đời thường. Khi bắt sâu, nhổ cỏ trong vườn hoa, cô trò chuyện để các em biết yêu quý lao động, giúp đỡ bố mẹ; khi gặp người lớn tuổi phải lẽ phép chào… Cô còn sưu tầm những mẩu chuyện về Bác Hồ với thiếu nhi như: Bác rất yêu loài vật, Bác thăm trại trẻ mồ côi, biết sửa lỗi… để kể cho học trò nghe. Có lần, khi đi công tác về, cô mua kẹo và chia cho học sinh. Một em học sinh mồ côi đã trốn vào góc lớp. Cô ân cần đến bên và nói, kẹo này cô mua cho tất cả các em, bạn nào cũng như bạn nào đều yêu quý như nhau. Cô kể hoàn cảnh của bạn để cả lớp biết cùng động viên, giúp đỡ, chia sẻ với bạn. Với đồng lương không nhiều nhưng cô vẫn dành dụm để hỗ trợ em cái bút, thước kẻ…

 

Trong thời đại bùng nổ thông tin, nhiều người coi nhẹ việc viết chữ nhưng nét chữ là nết người. Dạy viết chữ cần sự tỉ mỉ, chăm chỉ, do đó rèn được tính kiên trì, điềm đạm cho học sinh. Thông qua tấm gương về người thầy không tay Nguyễn Ngọc Ký vẫn viết chữ đẹp bằng chân, học sinh hứng thú và thi đua tập viết. Năm học 2012-2013, dưới sự kèm cặp của cô Bình, em Nguyễn Quang Thái đã đạt giải tại hội thi viết chữ đẹp cấp quốc gia. Năm học 2013-2014, lớp 3A cô Bình chủ nhiệm có 18/24 em đi thi cấp trường đều đạt giải; 6 em được chọn thi cấp huyện và 2 em thi cấp tỉnh đều đạt giải cao. Nhiều năm liên tục, cô là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia.

 

Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Thị Lý nhận xét: “Cô Bình luôn gương mẫu trong công việc, nói đi đôi với làm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự là tấm gương tự học và sáng tạo”. Học và làm theo Bác từ những điều đơn giản nhất, cô Bình đã được Đảng bộ huyện, Hội Phụ nữ huyện, hội nghị sơ kết tỉnh biểu dương, tặng giấy khen trong thực hiện Chỉ thị 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.