NewsByCategory

DetailController

Những tấm gương

Gia đình thương binh 3 lần hiến đất làm công trình phúc lợi

13/04/2012 00:00

 Đó là gia đình ông Phạm Cao Tuần, sinh năm 1946 ở thôn I, xã Lạc Long, huyện Lạc Thuỷ - Thương binh hạng 4/4.

Ảnh minh họa

 Lần thứ nhất vào năm 2002 - khi huyện Lạc Thủy đầu tư xây mới trường Phổ thông cơ sở (nay là trường Tiểu học và Trung học cơ sở) xã Lạc Long trên phần đất của một số hộ dân trong xã, trong đó gia đình ông Tuần có 600 m2 .

Ông tâm sự: Năm 1991 khi xã Lạc Long tách thành xã Lạc Long và thị trấn Chi Nê, con em trong xã không có trường, phải học nhờ khu tập thể cũ của Lữ đoàn 72 tại thôn II, đến năm 1994 bà con nhân dân góp tiền xây dựng những mái nhà tranh tre nứa lá tại thôn I, điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo cho việc dạy và học. Vì vậy, tôi và gia đình rất phấn khởi khi thấy Huyện đầu tư xây dựng trường học cho xã, nên tự nguyện đóng góp một phần công sức.
Lần thứ 2 vào năm 2006, gia đình ông Tuần lại cắt 200 m2 đất góp phần xây dựng nhà văn hoá của thôn. Để đến hôm nay, thôn I có ngôi nhà Văn hoá to, đẹp, khang trang ngay bên cạnh căn nhà cấp 4, bé nhỏ, đơn xơ của gia đình ông.
Lần thứ 3 vào tháng 7 năm 2009, ông Tuần bàn bạc với gia đình và lại cắt 400 m2  đất cho xã xây dựng thêm phòng học và mở rộng khuôn viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở - nơi ông đã từng góp đất xây dựng trường mới năm 2002.
Ông thường nói: Mình là lính cụ Hồ mà! Bây giờ lại đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Là cán bộ, đảng viên mình phải gương mẫu, đi đầu chứ. Tôi nhớ, Bác Hồ dạy rằng: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”1
Với tổng số 1.200mđất, trị giá trên 10 triệu đồng là một tài sản lớn đối với một gia đình nông dân, trong ngôi nhà cấp 4 không có tài sản gì giá trị ngoài chiếc xe máy cũ kỹ, thu nhập chủ yếu bằng đồng ruộng, chăn nuôi con gà, con lợn. Song lớn hơn số m2  đất, số tiền ấy là tấm lòng hảo tâm, một gia đình thương binh tích cực góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp văn hoá của địa phương.
Đồng chí Nguyễn ánh Ngọc - Bí thư Đảng uỷ xã Lạc Long cho biết thêm: gia đình ông Phạm Cao Tuần ngoài nhiều việc làm cụ thể góp phần xây dựng trường học, nhà văn hoá của thôn còn luôn là gia đình gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của địa phương, nhiều năm liền được các cấp công nhận là gia đình văn hoá, 2 vợ chồng liên tục được công nhận là đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoà thuận, hạnh phúc, nuôi dạy con cái trưởng thành, tích cực tham gia công tác xã hội và luôn làm tròn công việc được giao phó. Bản thân ông Tuần, tuy là một thương binh song từ lúc rời quân ngũ trở về địa phương liên tục giữ các chức vụ: Ban quản trị hợp tác xã, phó Công an xã, phó ban Thương binh xã hội, cán bộ giao thông thuỷ lợi. Hiện nay, ông đang là phó Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Lạc Long, Ban chấp hành hội Thanh niên xung phong huyện Lạc Thuỷ.
Vợ ông, bà Đinh Thị Mị sinh năm 1947 là một người phụ nữ đảm đang, luôn chăm lo cho cuộc sống gia đình, động viên và tạo điều kiện cho chồng tích cực công tác xã hội đã từng giữ các chức vụ : Bí thư chi đoàn hợp tác xã, xã đội phó, phó chủ nhiệm hợp tác xã, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Long. Tháng 7/2009, bà nghỉ công tác theo chế độ già yếu khi đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã kiêm Phó Chủ tịch công đoàn xã Lạc Long. 
Gia đình ông Phạm Cao Tuần thực sự là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta học tập và noi theo về tinh thần “Đặt lợi ích Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết” như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy.