NewsByCategory

DetailController

Cùng dân bản xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cũng là làm theo lời Bác Hồ dạy. Đó là tâm sự của ông Bùi Văn Thống, 54 tuổi đời, 25 tuổi Đảng, dân tộc Mường ở bản Măng, xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy tại cuộc giao lưu những điển hình toàn quốc trong Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tổ chức tại Hà Nội gần đây. Ông Bùi Văn Thống là tấm gương về ý chí vượt khó vươn lên và vận động bà con dân bản cùng nhau XĐGN ở bản Măng này.

"> Cùng dân bản xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cũng là làm theo lời Bác Hồ dạy. Đó là tâm sự của ông Bùi Văn Thống, 54 tuổi đời, 25 tuổi Đảng, dân tộc Mường ở bản Măng, xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy tại cuộc giao lưu những điển hình toàn quốc trong Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tổ chức tại Hà Nội gần đây. Ông Bùi Văn Thống là tấm gương về ý chí vượt khó vươn lên và vận động bà con dân bản cùng nhau XĐGN ở bản Măng này.

">

Những tấm gương

Cùng dân bản xóa đói giảm nghèo

16/04/2012 00:00

 Cùng dân bản xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cũng là làm theo lời Bác Hồ dạy. Đó là tâm sự của ông Bùi Văn Thống, 54 tuổi đời, 25 tuổi Đảng, dân tộc Mường ở bản Măng, xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy tại cuộc giao lưu những điển hình toàn quốc trong Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tổ chức tại Hà Nội gần đây. Ông Bùi Văn Thống là tấm gương về ý chí vượt khó vươn lên và vận động bà con dân bản cùng nhau XĐGN ở bản Măng này.

 

Từ trục đường Hồ Chí Minh rẽ vào con đường mòn liên xã và phải bảy lần vượt suối  mới đến được nhà ông Bùi Văn thống ở bản Măng. Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy ở một bản xa ngái này có khá nhiều nhà dân được xây kiên cố nằm ẩn mình trong những rừng keo xanh ngăn ngắt. TiÕp chóng t«i trong ng«i nhµ m¸i b»ng bÒ thÕ cã ®Çy ®ñ tiÖn nghi, «ng Thống nhớ lại :
 
    Năm 1985 ông trở về quê nhà sau hơn bốn năm lên đường nhập ngũ. Được rèn luyện trưởng thành và kết nạp Đảng trong quân ngũ nên ngay khi về địa phương, ông Thống được tập thể tín nhiệm bầu làm đội trưởng sản xuất. Khi ấy cuộc sống của người dân bản Măng còn nhiều khó khăn lắm. Hằng ngày phải trực tiếp chứng kiến cảnh đói nghèo của người thân trong gia đình cũng như bà con dân bản, ông Thống suy nghĩ nhiều lắm. Đang loay hoay tìm hướng thoát nghèo cho gia đình và con dân bản thì Nhà nước có chủ trương giao đất, khoán rừng cho người dân, ông Thống mừng lắm. Những lúc vào rừng hái rau, đào củ vớn để chống đói, ông đã nhận ra một điều rằng, đất rừng quê hương luôn đùm bọc dân bản trong mọi hoàn cảnh, nay Nhà nước lại giao đất, khoán rừng cho người dân chăm sóc bảo vệ thì còn gì bằng. Nghĩ vậy, ông đi từng nhà dân trong bản vận động họ nhận đất trồng rừng theo dự án của Nhà nước. Nhưng “cái lý” của ông về trồng rừng, đâu có được bà con chấp thuận. Nhiều người còn “mát mẻ” : - Ôi dào, cái ăn chẳng có lấy hơi sức đâu mà làm!. Dẫu vậy ông cũng không giận mà quay về động viên vợ con tập trung khai khẩn đất hoang, mạnh dạn vay vốn ngân hàng để trồng thử một vài hécta cây keo. Trong những cánh rừng chưa khép tán, ông Thống cho trồng ngô, sắn, rau màu ngắn ngày và nuôi thả vài chục con gà. Khi cuộc sống của gia đình không còn cảnh đứt bữa, cha con ông lại xoay trần ra đóng gạch để xây căn nhà mái bằng kiên cố được thay cho căn nhà tranh cũ nát. Ông bảo “có an cư mới lạc nghiệp”. Dù rừng keo chưa đến kỳ thu hoạch nhưng thấy cuộc sống của gia đình ông Thống có sự đổi thay nên người dân bản Măng đã hăng hái nhận đất, trồng rừng. Để có vốn trồng rừng, ông Thống chủ động liên hệ với ngân hàng giúp bà con vay vốn được thuận tiện. Nhưng vẫn chưa đủ, ông liền nảy ra sáng kiến tổ chức các nhóm tiết kiệm theo phương thức: - Mỗi nhóm có từ 10 - 15 người với mức đóng thỏa thuận , ba tháng đóng và rút tiền một lần. Ai cần sẽ được ưu tiên nhận trước. Ông Thống cho biết, cách huy động vốn này được duy trì từ năm 1988, góp phần đáng kể trong việc tạo vốn cho bà con trồng rừng, chăn nuôi. Hiện mô hình này phát triển khá nhiều trong các nhóm hộ dân, nhóm nghề với mức đống góp từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/suất. Đến nay, toàn bản Măng đã trồng được gần 400 ha rừng, đạt mức bình quân gần 5 ha/ hộ dân. Riêng nhà ông Thống trồng gần 20 ha rừng chủ yếu là cây keo. Ngoài ra ông Thống còn kết hợp nuôi trâu, dê, gà đồi và khai thác cát sỏi phục vụ nhu cầu xây dựng của người dân trong khu vực. Sau khi trừ chi phí sản xuất, tính bình quân gia đình ông có thu nhập khoảng 200 triệu đồng mỗi năm. So với nhiều nơi khác mức thu nhập này còn khiêm tốn nhưng đối với người dân bản Măng thuộc diện đặc biệt khó khăn ở Lạc Thủy thì quả là một cố gắng lớn. Nó khẳng định ý chí vượt khó, biết kết hợp nội lực với sự hỗ trợ của Nhà nước của đảng viên Bùi Văn Thống để lao động vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên quê hương mình.
 
  Với tác phong miệng nói, tay làm, một lòng vì công việc chung, liên tục từ năm 1985 đến nay, đảng viên Bùi Văn Thống được người dân bản Măng tín nhiệm “giữ lại” với các cương vị đội trưởng sản xuất, bí thư chi bộ Đảng rồi trưởng bản để chăm lo cho cuộc sống của bà con dân bản. Ý thức được điều đó, ông Bùi Văn Thống luôn trăn trở tìm hướng đi mới giúp bà con dân bản cùng nhau XĐGN, vươn lên khá giàu. Trong năm 2009, ông Thống còn chủ động liên kết với công ty TNHH Minh Hòa để trồng ớt xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ cần cù lao động cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các dự án, chương trình 135, 134...Đến nay cuộc sống ở bản Măng đã có nhiều đổi thay. 80 hộ dân trong bản đều đã thoát khỏi cảnh đói và chỉ còn 12 hộ trong diện nghèo đang được bà con trong bản giúp đỡ về mọi mặt để sản xuất, ổn định cuộc sống gia đình; không có trẻ em nào phải bỏ học giữa chừng. Ba năm liền (2007 - 2009), bản Măng giữ vững danh hiệu Bản Văn hóa của huyện Lạc Thủy. Trong thành tích chung đó có sự đóng góp không nhỏ của các đồng chí đảng viên luôn chăm lo đến cuộc sống của bà con dân bản, tiêu biểu là bí thư Bùi Văn Thống. Được tỉnh Hòa Bình chọn đi giao lưu với các điển hình toàn quốc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ông Thống cho biết, đây là dịp để đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa như bản Măng hiểu thêm về Bác hồ, về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hơn. Đồng thời nó cũng đòi hỏi người cán bộ, đảng viên ở những nơi này phải có tinh thần dám nghĩ, dám làm vì cuộc sống của bà con dân bản.
 
    Khi được một vị lãnh đạo khen “là người trồng được nhiều rừng”, ông xúc động đáp lại : “ - Cả xã Hưng Thi quê ông đều làm được như thế chứ đâu chỉ mình ông”. Vị lãnh đạo ân cần động viên, khích lệ :
 
 -  Ở những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khó khăn như bản Măng, Đảng rất cần những cán bộ, đảng viên tâm huyết như ông để chăm lo cuộc sống cho người dân. Những việc ông làm từ trồng rừng đến việc vận động bà con dân bản cùng nhau xóa đói, giảm nghèo tiến tới cuộc sống ấm no bền vững cũng chính là làm theo lời Bác ./.