ListNewByCategory

Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới

(24/11/2023)
Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, với diện tích tự nhiên hơn 4.590 km2; dân số hiện nay trên 87 vạn người, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống (các dân tộc như: Mường, Kinh, Tày, Dao, Thái, H’Mông,...). Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, còn lại là một số dân tộc thiểu số khác. Những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân, kinh tế - xã h ội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng lên, đời sống người dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững;... Những thành tựu đó có sự đóng góp công sức quan trọng của đồng bào DTTS, đặc biệt là trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sản lượng xuất khẩu Bưởi của tỉnh dự kiến tăng vọt so với năm 2022

(17/11/2023)
Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật của tỉnh cho biết: Chỉ sau 1 năm xuất khẩu, Bưởi Diễn Yên Thủy, Bưởi đỏ Tân Lạc đã mở rộng được thị trường ở nước ngoài. Năm nay, sản lượng xuất khẩu dự kiến tăng vọt so với năm 2022. "Mùa vụ năm 2022, các doanh nghiệp xuất khẩu bưởi chủ yếu để chào hàng, thử nghiệm thị trường, sản lượng chỉ được hơn 10 tấn. Năm nay, hiện tại, đơn hàng xuất khẩu đã đăng ký lên tới 70 - 80 tấn"... Sau hơn 1 năm bưởi Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ, đây thực sự là cú hích khiến loại trái cây này được quan tâm nhiều hơn. Tại Hòa Bình, nhiều doanh nghiệp chủ động tìm đến các nhà vườn để liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu. Theo đó, cuối năm 2022, Hòa Bình chính thức xuất khẩu thành công Bưởi đỏ Tân Lạc, Bưởi Diễn Yên Thủy. Năm nay, để mở rộng vùng nguyên liệu xuất khẩu, Hòa Bình đã cấp thêm các mã số vùng trồng bưởi xuất khẩu tại huyện Lương Sơn... Đến nay, Hòa Bình hiện có 3 huyện trồng bưởi tập trung để phục vụ các thị trường xuất khẩu, đặt kỳ vọng bưởi là loại trái cây mang lại nguồn thu lớn cho nông dân những năm tới đây. Cùng với các doanh nghiệp, chúng tôi đang tập trung hỗ trợ, tư vấn các nhà vườn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng các điều kiện xuất khẩu"…

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025

(17/11/2023)
Ngày 17/11, Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh giao ban chuyên đề “Tăng cường các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025”. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì hội nghị tại điểm cầu Tỉnh uỷ; cùng dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ.

Kết quả thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh năm 2023

(16/11/2023)
Năm 2023, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, động viên Nhân dân vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo", trong đó có công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh. Tích cực xây dựng, nhân rộng các mô hình điến hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống cho Nhân dân, giữ vững quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(14/11/2023)
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tiếp tục có những kết quả tích cực. Xây dựng các đề án, các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy hoạch, kế hoạch, mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Nông nghiệp

(13/11/2023)
Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn là cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Trong đó, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Xác định được mục tiêu trên, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề găn với việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.

Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới

(13/11/2023)
Thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 9/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, 03 năm qua ngành Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương và các ngành đã chủ động thực hiện các chương trình, hoạt động nhằm cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, sản xuất phát triển quy mô và theo định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường; công tác tiêu thụ được liên kết; hoạt động sản xuất, cung ứng, kinh doanh, quảng bá vật tư nông nghiệp được kiểm tra, giám sát, đảm bảo các quy định của pháp luật, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. Giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị canh tác năm sau tăng cao hơn năm trước.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất

(10/11/2023)
Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU, các địa phương đã phát huy được lợi thế của mình để phát triển kinh tế lâm nghiệp Nhiều chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU đến năm 2025 đã đạt và vượt. Tư duy, nhận thức về phát triển rừng, trồng rừng gỗ lớn ngày càng rõ nét, hiệu quả; lâm nghiệp của tỉnh đã phát triển theo đúng định hướng và bền vững, dần khai thác được giá trị to lớn của rừng, từng bước hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ hơn trong lâm nghiệp, từ trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng, chế biến lâm sản, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng. Đời sống người dân sống với rừng được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Đà Bắc

(06/11/2023)
Hiệu quả từ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) của huyện Đà Bắc được quan tâm phát triển, kinh tế hạ tầng được cải thiện đáng kể, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100 xã, thị trấn có Trạm Y tế, trong đó có 15/17 Trạm Y tế đạt Chuẩn quốc gia; 28/47 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 59,6%, có 594/655 số phòng học được kiên cố, đạt tỷ lệ 90,7%; 99,9% hộ dân được sử dụng điện; 90% số hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt tập hợp vệ sinh; đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc không ngừng được cải thiện.

Hiển thị 101 - 110 of 765 kết quả.