DetailController

Kinh tế

Triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

26/12/2023 16:30
Nhằm mục đích tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố chủ động, kịp thời kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, hoạt động gian lận thương mại, trốn thuế; hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... Ngày 25/12/2023, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh ban hành Kế hoạch số 185/KH-BCĐ về triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

UBND tỉnh giao nhiệm vụ chung của Các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố: Xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 theo lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách. Chủ động phương án bố trí lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá vào địa bàn tỉnh; trong đó tập trung vào hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng thuế suất cao, hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán;... Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn mới về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm để tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, lĩnh vực. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu, hàng hóa có nhu cầu cao phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ các chợ, trung tâm thương mại, đại lý, các trang mạng xã hội (facebook, zalo, tiktok...) mua, bán trực tuyến... kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh để mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;...Nắm chắc tình hình, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát địa bàn, không để phát sinh các kho, bãi, điểm trung chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hoạt động lợi dụng môi trường thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có khả năng sử dụng các nguyên liệu, thành phần từ sinh vật biến đổi gene; kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm về nguồn gốc, đối tượng, nguyên liệu; vi phạm về nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen.  Tiếp nhận, giải quyết hiệu quả tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại, hàng giả, nhất là thực hiện nghiêm việc chuyển cơ quan điều tra khi phát hiện các dấu hiệu tội phạm qua công tác thanh tra, kiểm tra.

UBND tỉnh giao Cục Quản lý thị trường (Cơ quan Thường trực BCĐ 389 tỉnh) thực hiện tốt nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; chủ trì, phối hợp ngành thành viên kiểm tra, đôn đốc Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo nội dung Kế hoạch; chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trên toàn tỉnh tập trung tăng cường công tác kiểm kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, thương mại điện tử, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng,... chú trọng các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, thuốc lá điếu, thuốc lá thế hệ mới, rượu, bia, nước giải khát, gia súc, gia cầm, các mặt hàng thực phẩm tươi sống;... Phối hợp, trao đổi thông tin với các lực lượng nòng cốt trong kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa, rà soát các trang mạng xã hội, ứng dụng kinh doanh thương mại điện tử, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm để phối hợp xử lý hoặc chuyển hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí và các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện tuyên truyền quy định pháp luật trong hoạt động thương mại; các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soátkết quả triển khai thực hiện Kế hoạch; kịp thời đưa tin công khai các vụ phát hiện, bắt giữ, vi phạm điển hình trong công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố; Tham mưu thành lập các đoàn công tác liên ngành (khi cần thiết) để triển khai nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các lực lượng chức năng tổ chức đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách; Tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch này định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.

Sở Công Thương: Tập trung theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, hàng hóa có nhu cầu cao hoặc có biến động nhiều về giá trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng có biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung hàng hóa gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phương án chuẩn bị nguồn cung, dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ tết Nguyên đán; triển khai các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; phối hợp với Cục Quản lý thị trường tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, quản lý an toàn thực phẩm của nhà nước trong lĩnh vực Công Thương, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân địa phương; kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường; tuyên truyền sâu rộng và đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, kết hợp với các chương trình bình ổn thị trường; Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường rà soát các trang mạng xã hội, ứng dụng thương mại điện tử, các nhóm mặt hàng và hành vi vi phạm phổ biến để đánh giá đúng thực trạng; kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin, phối hợp với các lực lượng Quản lý thị trường, Công an, Thuế... tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử,…/.