DetailController

Hướng dẫn đầu tư

Thực hiện hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len (UKVFTA)

26/08/2021 00:00
Nhằm cụ thể hóa và tổ chức triển khai những nhiệm vụ cơ bản đã đề ra trong Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) được phê duyệt tại Quyết định số 721/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai Hiệp định UKVFTA, tạo cơ sở để các cấp, ngành, địa phương chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai Hiệp định UKVFTA phù hợp với tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Trong công tác tuyên truyền, tập trung vào các đối tượng là có liên quan, có thể chịu tác động như: Các cơ quan quản lý cấp tỉnh, UBND các huyện và thành phố, các Hiệp hội, Hợp tác xã, cộng đồng Doanh nghiệp, công nhân, nông dân, các thành phần lao động khác thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, in ấn các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phóng sự chuyên đề trên Đài phát thành và Truyền hình tỉnh, Hội nghị phổ biến tuyên truyền pháp luật của tỉnh; các lớp tập huấn, hội thảo, khóa đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực hiện hiệu quả Hiệp định UKVFTA.

             Các thông tin gồm có: Yêu cầu kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và có giải pháp ứng phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ Vương quốc Anh và Bắc Ai-len. Tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp, HTX về một số lĩnh vực như: Thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường,… bảo đảm các doanh nghiệp và các công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó tận dụng hiệu quả các cơ hội và hạn chế tối đa các thách thức khi thực thi Hiệp định trên thực tế.

             Trong công tác xây dựng, triển khai thực hiện pháp luật, thể chế, tiếp tục thực hiện rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định chồng chéo, không còn phù hợp… Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới để quy định các vấn đề cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh. Các văn bản ban hành mới sửa đổi, bổ sung phải đảm bảo trình tự thủ tục theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật…

             Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ và nông dân; đồng thời chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi Hiệp định. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, an toàn, minh bạch, thân thiện hơn đối với mọi thành phần kinh tế nhằm thu hút các nhà đầu tư. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Tăng cường tổ chức các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh ngiệp duy trì và sản xuất kinh doanh. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật- công nghệ, luật, tài chính...

             Triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Xây dựng các chương trình, dự án kêu gọi tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong các lĩnh vực: đào tạo nghề, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững…/.