DetailController

Kinh tế

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh

09/10/2023 15:45
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính từ đầu năm đến ngày 15/9/2023, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 24 dự án đầu tư trong nước được quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng kỷ khoảng 9.680 tỷ đồng (bao gồm 16 dự án chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, 04 dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và 04 dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư), 21 dự án đầu tư được điều chỉnh chủ trương đầu tư, 09 dự án bị chấm dứt chủ trương đầu tư và 01 dự án đang ngừng hoạt động.
Hiện đa số các dự án chậm tiến độ do nhà đầu tư gặp khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Lũy kế đến hết tháng 9, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 739 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách còn hiệu lực hoạt động, bao gồm 36 dự án đầu tư nước ngoài với tống vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 703 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 254.541 tỷ đồng. Trong đó, có 339 dự án đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm khoảng 46% tống số dự án; 281 dự án đang được thực hiện các thủ tục về đất đai và đầu tư xây dựng, chiếm khoảng 38%; 43 dự án đang trong thời gian tổ chức các bước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, chiếm 5,8%; còn lại 76 dự án đang trong tình trạng ngừng hoạt động, chậm triển khai và không triên khai thực hiện, chiếm khoảng 10,2%.

Theo địa bàn đầu tư, thành phổ Hòa Bình là địa phương có số lượng dự án còn hoạt động nhiều nhất với 239 dự án (bao gồm: 13 dự án đầu tư vốn nước ngoài và 226 dự án đầu tư trong nước), tiếp theo là huyện Lương Sơn với 213 dự án (bao gồm: 21 dự án đầu tư vốn nước ngoài và 192 dự án đầu tư trong nước). Lạc Thủy (73 dự án), Lạc Sơn (bao gồm: 02 dự án đầu tư vồn nước ngoài và 47 dự án đầu tư trong nước), Kim Bôi (38 dự án), Tân Lạc (32 dự án), Mai Châu (30 dự án), Cao Phong (25 dự án), Đà Bắc (21 dự án) và Yên Thủy (19 dự án).

Theo lĩnh vực hoạt động, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 70,4% với 520 dự án (bao gồm: 308 dự án sản xuất công nghiệp, 77 dự án khai thác khoáng sản, 36 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, 95 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và 04 dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang); đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ khoảng 22,3% với 165 dự án (bao gồm: 60 dự án đầu tư xây dựng khu du lịch, nghỉ dưỡng, 04 dự án đầu tư xây dựng chợ và 101 dự án thương mại - dịch vụ khác); còn lại 54 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chiếm khoảng 7,3% tổng số dự án trên địa bàn (bao gồm: 38 dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, 16 dự án trồng rừng (trong đó có 03 dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái).

Khu vực ngoài các khu, cụm công nghiệp có 585 dự án đầu tư được cấp phép với các lĩnh vực đa dạng về công nghiệp, nông nghiệp và thương mại dịch vụ, chiếm khoảng 79% tổng số dự án. Các dự án nằm trong các khu, cụm công nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, may mặc, hạ tầng kỹ thuật,... với 154 dự án còn hiệu lực, chiếm 21% tổng số dự án (bao gồm 47 dự án trong các cụm công nghiệp và 107 dự án trong các khu công nghiệp).

Hiện đang có 76 dự án chậm tiến độ. Qua rà soát cho thấy, nhiều dự án chậm tiến độ, tiến độ thực hiện bị kéo dài do nhà đầu tư gặp khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; một số dự án không thể hoàn thành thủ tục pháp lý để đầu tư xây dựng do cơ quan quản lý Nhà nước thay đổi quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; một số do NĐT chưa tích cực triển khai thực hiện.

Đối với các dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng mà không thuộc trường hợp bất khả kháng hoặc sử dụng đất sai mục đích, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, thu hồi đất tùy theo mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng,... Đối với các dự án vì lý do bất khá kháng mà không thể triển khai thực hiện theo đúng tiến độ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì kiểm tra, đánh giá các điều kiện chủ quan và khách quan đế hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hoặc chấm dứt chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong Quý IV năm 2023, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, kiểm tra các dự án đầu tư chậm tiến độ triển khai thực hiện nhằm đưa ra những đánh giá cụ thể về các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ và đề xuất các giải pháp tháo gở hoặc xử lý vi phạm phù hợp đối với từng dự án./.