DetailController

Chuyển đổi số

Thành Phố Hòa Bình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử

18/10/2023 15:43
Trong những năm qua, UBND thành phố đã tập trung lãnh chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử và ứng dụng Công nghệ thông tin để cải cách hành chính. Tập trung các nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin trong hệ thống các cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp, tiếp tục phát triển chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số, góp phần xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Nhằm thực hiện mục tiêu chính quyền số, từ năm 2020, UBND thành phố thường xuyên tuyên truyên, phổ biến đến cán bộ công chức, người hoạt động không chuyên trách sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng môi trường mạng để giải quyết công việc hành chính. Triển khai lồng ghép các Nghị quyết, Quyết định, Chương trình, Kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin đến toàn thể cán bộ công chức, người hoạt động không chuyên trách. Thông qua các hoạt động tuyên truyền theo hệ thống thông tin cơ sở; tổ chức tập huấn, nghiệp vụ triển khai ứng dụng vào giải quyết công việc... Đến nay, các Chương trình, Kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện cải cách hành chính Nhà nước được thực hiện nghiêm túc từ cấp xã.

Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của thành phố Hoà Bình hiện có đã cơ bản đáp ứng được yều cầu ứng dụng công nghệ thông tin để cải cách hành chính, hiện đại hóa hành chính ở địa phương. 100% công chức, viên chức của thành phố có trình độ Tin học, đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin mới. Tổng số cán bộ, công chức cấp xã, phường hiện nay có 410 người hoạt động không chuyên trách sử dụng thông thạo tin học ứng dụng chuẩn theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. Từ năm 2017 đến nay, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện giải quyết công việc trên hệ thống quản lý văn bản điều hành.

Cơ sơ, vật chất trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa cấp thành phố, cấp xã, phường cơ bản đã đáp ứng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông trong giải quyết TTHC. Thành phố Hoà Bình đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình 240 dịch vụ công; cấp xã là 124 dịch vụ công. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện dịch vụ công trực truyến, giới thiệu dịch vụ công đến người dân và doanh nghiệp, theo dõi kiểm tra và kiểm soát các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Từ năm 2020 đến tháng 6/2023, có 151.433 hồ sơ được tiếp nhận tại Bộ phận 1 cửa,100% hồ sơ đủ điều kiện giải quyết. Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử đã góp phần nâng cao hiệu suất làm việc, giảm chi phí về kinh tế, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, đảm bảo được sự chính xác và kịp thời trong trong quá trình xử lý công việc phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy trình quy định, làm rõ trách nhiệm của công chức trong từng quy trình tiếp nhận, giải quyết, bảo đảm việc phân công khoa học, các nội dung phản hồi cho tổ chức, cá nhân chính xác, đúng thời hạn.

Công tác đảm bảo an toàn thông tin trên các hệ thống dữ liệu ở cơ quan đơn vị luôn tuân thủ và duy trì các yếu tố an toàn thông tin. Tính toàn vẹn thông tin chỉ được chỉnh sửa bởi người có thẩm quyền, người đảm nhận công việc ở lĩnh vực đó. Thực hiện Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về quyđịnh chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, 100% số máy tính của các cơ quan, đơn vị đảm bảo an toàn thông tin, cài đặt các phần mềm diệt virus có bản quyền. Thành phố đang đẩy mạnh triển khai chữ ký số, chứng thực số trong các giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và giữa các cơ quan Nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

Hằng năm, UBND thành phố đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính, công vụ trong đó có nội dung kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tinthực hiện Chính quyền số, Chính quyền điện tử. Từ năm 2020 đến tháng 9/2023 đã tiến hành kiểm tra 76 lượt các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường. Nội dung kiểm tra tập trung việc triển khai, sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung, chuyên ngành trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, tổ chức trên môi trường mạng. Công tác phân loại, lập hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi các đơn vị, địa phương chủ trì xây dựng, triển khai, quản lý và vận hành theo quy định./.