DetailController

Tin từ các đơn vị

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh

07/02/2024 10:37
Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm thực hiện. Công tác hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn đã từng bước đi vào nền nếp, đúng quy định pháp luật.

Luật Đo đạc và bản đồ được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14/6/2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019. Luật Đo đạc và bản đồ là khung pháp lý quan trọng thúc đẩy ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam phát triển đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. Trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản gửi các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn triển khai Luật Đo đạc và bản đồ, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Năm 2023, nguồn kinh phí của địa phương từ nguồn thu tiền sử dụng đất sử dụng cho công tác đo đạc giải phóng mặt bằng, giao đất để phát triển kinh tế-xã hội, phúc lợi xã hội là 900.000.000 đồng.

Căn cứ thực hiện Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 20/7/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Dự toán xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai huyện Lạc Thủy, huyện Kim Bôi và 07 xã huyện Lương Sơn; phê duyệt điều chỉnh tại và Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 13/11/2014; phê duyệt điều chỉnh dự toán tại Quyết định số 3107/QĐ-UBND ngày 28/12/2018. Đo đạc lập bản đồ địa chính 27 xã, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 01 thị trấn (nay là 16 xã, 01 thị trấn); lập hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân 27 xã, 01 thị trấn (nay là 16 xã, 01 thị trấn). Thông tin, dữ liệu, sản phẩm chính của dự án bản đồ địa chính; sổ mục kê đất đai; bản đồ cấp Giấy chứng nhận; sổ địa chính; sổ cấp Giấy chứng nhận. Sản phẩm của dự án được lập ở dạng giấy và dạng số. Nơi lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm 03 cấp, cấp tỉnh 01 bộ (lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường); cấp huyện 01 bộ (lưu trữ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường); cấp xã 01 bộ. Kết quả thực hiện đến năm 2023, đã hoàn thành công đoạn đo đạc lập bản đồ địa chính 10.409,94 ha, tỷ lệ 1/1000; 3.998,68 ha, tỷ lệ 1/2000; cấp 18.254 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số thửa cần kê khai đăng ký 194.461 thửa; đã lập 150.582 thửa, tương ứng với 47.951 hồ sơ. Tổng số giấy chứng nhận cấp mới, cấp đổi đã viết 20.718 Giấy chứng nhận (gồm 2.035 Giấy chứng nhận đất ở; 18.683 Giấy chứng nhận đất nông nghiệp). Thực hiện trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất 5.016 giấy. Hiện đang tiếp tục lập hồ sơ, xét duyệt, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quá trình triển khai thực hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo đơn vị tư vấn đẩy nhanh thực hiện công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong quá trình thực hiện gặp một số vướng mắc khi lập hồ sơ, xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các hành văn bản gửi Uỷ ban nhân dân huyện Kim Bôi, các cơ quan liên quan, đơn vị tư vấn hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong thực hiện kê khai, đăng ký và xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Dự án đo đạc lập bản đồ địa chính gắn với đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Cao Phong, đo đạc lập bản đồ địa chính 09 xã, 01 thị trấn; lập hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân thuộc huyện Cao Phong; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cấp xã, tích hợp cấp huyện. Năm 2023, kết thúc công đoạn đo đạc lập bản đồ địa chính và chuyển sang giai đoạn kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn 10 xã, thị trấn. Hiện đang thực hiện kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận, số hồ sơ cần kê khai đăng ký 20.830 hồ sơ; đã kê khai là 20.830 hồ sơ. Dự án đo đạc lập bản đồ địa chính gắn với đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Mai Châu, năm 2023 kết thúc công đoạn đo đạc lập bản đồ địa chính và chuyển sang giai đoạn kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn 16 xã, thị trấn. Hiện đang thực hiện kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận, số hồ sơ cần kê khai đăng ký 43.384 hồ sơ; đã kê khai là 33.313 hồ sơ. Dự án thành lập bản đồ hành chính các huyện, thành phố, thành lập bản đồ hành chính 09 huyện, 01 thành phố. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm chính của dự án bản đồ hành chính 10 huyện, 01 thành phố. Sản phẩm của dự án được lập ở dạng giấy và dạng số.

Dự án thành lập Atlas tỉnh Hòa Bình, tổng hợp và hệ thống hóa các dữ liệu cơ bản nhất, mới nhất của tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội thuộc tỉnh Hòa Bình. Cung cấp các thông tin tổng hợp về tỉnh Hòa Bình cho các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân có nhu cầu tìm hiểu về tỉnh Hòa Bình. Phục vụ công tác quản lý Nhà nước có tầm nhìn tổng thể về lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên thiên, kinh tế, văn hóa, xã hội... Trên cơ sở đó đưa ra được định hướng phát triển tổng thể chung cho tỉnh, chỉ đạo điều hành toàn diện các nhiệm vụ và bước đi cụ thể cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn. Cung cấp các thông tin đa lĩnh vực phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức của tất cả các ngành của tỉnh, đồng thời đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân. Với mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, thu hút đầu tư, tập trung phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao đảm bảo tăng trưởng hợp lý và bền vững, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp phát triển mạnh trong khu vực phía Bắc. Hòa Bình đang từng bước huy động tổng hợp và đa dạng hoá các nguồn lực; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; các công trình; dự án tạo động lực thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm chính của dự án Atlas tổng hợp tỉnh Hòa Bình in trên giấy (số lượng 200 tập); Atlas điện tử phát hành trên Internet 01 phiên bản chạy trên WebBrowser, 01 phiên bản chạy trên thiết bị di động thông minh; Bộ cơ sở dữ liệu Atlas tỉnh Hòa Bình. Hiện đang biên tập các trang bản đồ hành chính, chuyên đề và biên tập các trang bìa, bảng ký hiệu, tiêu đề chương, thuyết minh chương, mục lục của Atlas./.