DetailController

Kinh tế

Phát triển công nghiệp tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế

12/10/2023 16:30
Qua 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 23-Ctr/TU ngày 18/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành công nghiệp của tỉnh đã đạt được kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách của tỉnh.
Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh

Về tỷ trọng công nghiệp trong GRDP: năm 2019 đạt 33,11%; năm 2020 đạt 31,21%; năm 2021 đạt 28,99%; Đến năm 2022 đạt 30,72% thực hiện 48,76% mục tiêu đê ra(Mục tiêu giao đến năm 2030 đạt trên 63%).

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP: năm 2019 đạt 14,56%; năm 2020 đạt 12,78%; năm 2021 đạt 12,66%; Đến năm 2022 đạt 13,12% thực hiện 32,8% mục tiêu đê ra(Mục tiêu giao đến năm 2030 đạt khoảng 40%).

Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo: năm 2019 đạt 43,36%; năm 2020 đạt 41,44%; năm 2021 đạt 39,19%; Đến năm 2022 đạt 32,61% thực hiện 67,94% mục tiêu đê ra(Mục tiêu giao đến năm 2030 đạt tối thiểu 48%).

Tỷ lệ lao động lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong tổng lao động: năm 2019 đạt 33,85%; năm 2020 đạt 35,16%; năm 2021 đạt 39,09%; Đến năm 2022 đạt 39,53%vượt 31,76% mục tiêu đê ra (Mục tiêu giao đến năm 2030 đạt khoảng 30%).

Tỷ lệ lao động lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong các thành phần kinh tế: năm 2019 đạt 34,2%; năm 2020 đạt 35,57%; năm 2021 đạt 40,11%; Đến năm 2022 đạt 39,94% thực hiện 53,25% mục tiêu đề ra (Mục tiêu giao đến năm 2030 đạt trên 75%).

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp giai đoạn 2018-2022 đạt 2,81%/năm thực hiện 26,76% mục tiêu đê ra (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo đạt 10,27%/nămthực hiện 85,58% mục tiêu đề ra) (Mục tiêu giao đến năm 2030 đạt bình quân trên 10,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo đạt trên 12%/năm).

Nhìn chung, tỉnh đã linh hoạt, thực hiện đồng bộ các giải pháp về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch côngnghiệp; đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu trong khu, cụm công nghiệp; sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích đầu tư, hướng vào ngành công nghiệp cótiềm năng, lợi thế của địa phương như: Chế biến, chế tạo; Chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện;... Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là về nguyên liệu và các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số sản
phẩm công nghiệp đạt sản lượng khá cao, có vị trí trên thị trường trong nước và
xuất khẩu; qua đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng
tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm
nghiệp, thủy sản; cơ cấu nội ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp
khai khoáng. Từ đó đã hình thành một số lĩnh vực công nghiệp chủ lực, tạo động lực và sức lan tỏa phát triển (sản xuất linh kiện điện tử, chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, công nghiệp điện).
Hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp được quan tâm đầu tư tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất kinh doanh... Hệ thống
hạ tầng giao thông ngày một hoàn thiện. Công tác cải cách hành chính, cải cách thể
chế và xây dựng cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu về phát triển công nghiệp.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có nhiều đổi mới theo
hướng trọng tâm hơn, tập trung vào các đề tài có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với
điều kiện của tỉnh; góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề ra chủ
trương, chính sách của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội. Công tác phối hợp triển
khai thực hiện giữa các cơ quan đơn vị được tăng cường. Việc tiếp cận nắm bắt,
tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho hoạt động sản xuất trên địa bàn đã
thường xuyên và kịp thời, đem lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất phát triển công
nghiệp của địa phương.

Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng. Tốc độ phát triển doanh nghiệp còn chậm, quy mô doanh nghiệp của tỉnh còn nhỏ lẻ. Việc phát triển các KCN, CCN còn chậm; tỷ lệ lấp đầy diện tích khu, cụm công nghiệp còn thấp; nhiều dự án còn chậm tiến độ….

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 -2025 đã xác định “Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh”. Trên tinh thần giữ vững định hướng phát triển và thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII đề ra, thời gian tới cấp ủy, chính quyền các cấp, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể cần tập trung tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp trong Chương trình hành động số 23-Ctr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tiếp tục quan tâm, ưu tiên thực hiện các cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp. Tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức phù hợp, giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng mang tính đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm như: Đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu), Đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19-Km53); dự án Đầu tư mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình. Tiếp tục đầu tư hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các các tuyến đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến xã Dân Chủ kết nối với Quốc lộ 6, cải tạo nâng cấp đường tỉnh 436 đoạn Km0 - Km7, đường kết nối hạ tầng giao thông thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hạ tầng giao thông quốc gia, đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai (Hà Nội), đường Quang Tiến - Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình,... Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Tiếp tục triển khai xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh hiệu quả, thiết thực trong các cơ quan, địa phương, cơ sở, đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng phục vụ của cơ chế một cửa, một cửa liên thông thông qua phần mềm điện tử một cửa tại Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện; đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 thực hiện trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thành phần hồ sơ, giảm bớt thời gian giải quyết thủ tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Tăng cường phân cấp trong quản lý theo hướng rõ việc, rõ người, rõ địa chỉ trách nhiệm, đảm bảo các điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung thuộc Chương trình chuyển đổi số tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường cải cách hành chính. Làm tốt công tác tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi nhất về quy trình, thời gian cho doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục về cấp chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh thu hút DN, NĐT. Đồng thời, tích cực hỗ trợ DN, NĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo sức đột phá cho nền kinh tế./.