DetailController

Tin từ các đơn vị

Nỗ lực trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023

29/12/2023 16:30
Năm 2023, với mục đích cụ thể hóa, đưa các Nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương vào cuộc sống, góp phần cải thiện diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; tỉnh Hoà Bình đã triển khai thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; cụ thể hoá các quy định trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh đã chủ động nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù, có cách làm hay, mô hình tốt, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị vào cuộc trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tuyên truyền về mục tiêu, nội dung các cơ chế chính sách của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; đưa những gương điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế hộ gia đình, các tập thể điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để phổ biến và nhân rộng. Tích cực tuyên truyền trên các trang mạng xã hội, loa truyền thanh các xã, thị trấn. Đối tượng tập trung tuyên truyền là những xã đã được công nhận nông thôn mới, những xã chưa được công nhận nông thôn mới nhưng có những giải pháp khả thi, hiệu quả để từng bước đạt được các tiêu chí nông thôn mới,xã phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, những tấm gương điển hình trong xây dựng nông thôn mới. Hệ thống tuyên truyền trực quan, các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng phát huy được hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền xâydựng nông thôn mới. Qua các hoạt động tuyên truyền đã tạo không khí tưng bừng, phấn khởi giúp Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền trong xây dựng phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong Chương trình MTQG xây dựng nông thô nmới nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, đào tạo, tập huấn Chương trình xây dựng nông thôn mới, OCOP, Luật Hợp tác xã đến người dân nông thôn, tổ chức 01 lớp tập huấn đào tạo nâng cao năng lực cho 30 cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới; 01 lớp  tập  huấn nâng cao năng lực  cho  28  cán  bộ quản lý chương trình OCOP năm 2023; 01 lớp tập huấn kiến thức cho 28 chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP; 04 lớp tập huấn cho 158 cán bộ quản lý Hợp tác xã nông nghiệp năm 2023. Đến nay, tỉnh Hòa Bình có 158 sản phẩm  OCOP (22 sản phẩm hạng 4 sao; 124 sản phẩm hạng 3 sao và 12 sản phẩm tiềm năng 4 sao), trong đó năm 2023 có  thêm  47  sản  phẩm được Ủy  ban  nhân  dân  cấp  huyện đánh giá, phân hạng đạt từ3 sao trở lên (có 44 sản phẩm mới, 3 sản phẩm đề nghị nâng hạng), tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh của tỉnh được các khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng như: Cam Cao phong, Bưởi đỏ Tân Lạc, Cá sông Đà, sản phẩm chế biến từ măng nứa, măng bát độ...; nhóm dược liệu như cao cà gai leo, cao xạ đen...du lịch cộng đồng, thổ cẩm dân tộc. Công tác quảng  bá, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu,  kết  nối  cung  cầu – tiêu thụ sản phẩm OCOP được quan tâm ưu tiên hàng đầu. Nhiều sản phẩm đã được  xuất  khẩu  sang  các  thịtrường  Mỹ, Anh, EU; giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm, hàng hóa nông sản tiêu biểu, các sản phẩm OCOP tại Nhật Bản.

Xây dựng thí điểm 01 mô hình du lịch cộng đồng xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025. Đến nay toàn tỉnh có 05 sản phẩm dịch vụ du lịch và bán hàng đạt sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên thuộc nhóm cao nhất cả nước (du lịch homestay Bản Lác, xã Chiềng Châu; du lịch cộng đồng Hang Kia, huyện Mai Châu và du lịch cộng đồng Đá Bia, xóm Đức Phong, xã Tiền Phong được công nhận 4 sao; du lịch cộng đồng xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đạt 3 sao). Chuyển đổi số được xác định là tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp và làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩychuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”. Triển khai thực hiện các dịch vụ công, ứng dung công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới: Cung cấp dịch vụ y tế, sổ khám chữa bệnh điện tử; phần mềm cơ sở dữ liệu; lắp đặt wifi miễn phí, internet cộng đồng, camera an ninh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực được người dân đầu tư hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tăng nhanh về quy mô, chất lượng cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững. Mục tiêu thực hiện hiệu quả nội dung vệ sinh môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo ra môi trường sống ở nông thôn an toàn và bền vững. Trong năm 2023, tập trung hỗ trợ phát triển hệ thống cấp nước sạch nông thôn, cải tạo cảnh quan nông thôn; phát đầu tư hệ thống thoát nước thải, hệ thống rãnh thu gom nước thải./.