DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Nâng cao trách nhiệm cộng đồng về chăm sóc và bảo vệ trẻ em

29/05/2023 17:30
Trước tình hình bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp, để ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn, căn cứ Luật Trẻ em năm 2016, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số13/CT-UBND ngày 20/10/2017 về việc tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xâm hại trẻ em mục tiêu cụ thể hướng tới hàng năm giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị bạo lực, xâm hại; 90% trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại được hỗ trợ, phòng ngừa; 100% trẻ em được giáo dục kỹ năng sống trong các chương trình sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa của nhà trường; 100% trẻ em bị bạo lực, xâm hại được can thiệp, trợ giúp chăm sóc, phục hồi tâm lý tại cộng đồng và tư vấn thích hợp; 100% các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn đều được các cơ quan có thẩm quyền xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Quan tâm chăm sóc và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội

Tính đến 31/12/2022 tổng số trẻ em toàn tỉnh là 231.593 trẻ em chiếm 21,43% dân số của tỉnh. Có 2.876 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 54.385 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (trong đó trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo 49.641 trẻ em).

Thực hiện Quyết định số 1863/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, cộng đồng, gia đình về
công tác trẻ em ngày càng nâng lên, qua đó có sự phối hợp tập trung, tích cực,
hiệu quả giữa các cấp, các ngành và của cộng đồng, gia đình nên việc thực hiện
quyền trẻ em và các vấn đề về trẻ em đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã từng bước đáp ứng các yêu cầu của
công tác bảo vệ trẻ em ở cả 3 cấp độ/dịch vụ bảo vệ trẻ em: tổ chức các hoạt động
truyền thông, giáo dục, tư vấn nhằm tăng cường nhận thức, kiến thức và trang bị
kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc và bản thân trẻ em; quản lý,
phân loại, vận động, hỗ trợ và theo dõi chặt chẽ các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt có điều kiện thực hiện các quyền
cơ bản; thực hiện chức năng can thiệp, hỗ trợ khẩn cấp đối với các trường hợp trẻ
em bị bạo lực, xâm hại.

Khắc phục nhiều khó khăn sau đại dịch Covid 19, trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt được tạo điều kiện để phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần. Đặc biệt là công
tác nâng cao nhận thức về quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em, số trẻ
em được hỗ trợ, tặng quà, chăm sóc nhân dịp các sự kiện lớn ngày càng tăng. Việc
can thiệp, theo dõi, hỗ trợ trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em bị xâm hại tình dục;
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được
các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm thực hiện kịp thời.

Trẻ em được quan tâm kịp thời trên nhiều mặt: giáo dục, nâng cao kỹ năng về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng y tế, chăm sóc và khám sức khỏe cho trẻ em. Đã thực hiện lồng ghép hoạt động phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vào hoạt
động khám, chữa bệnh trẻ em và hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện.
Xây dựng quy trình tiếp nhận khám, chữa bệnh và tăng cường năng lực của
nhân viên y tế về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời, chất lượng cho trẻ em
bị bạo lực, xâm hại tình dục. Tính đến hết năm 2022, có 151/151 trạm Y tế đã có cán bộ được đào tạo và triển khai khám và xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em theo IMCI (Hoạtđộng lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh). Tổng số lượt khám bệnh cho trẻ em dưới 16 tuổi: 76.406 lượt. Số trẻ em mắc bệnh: 40.922 (chiếm 53,6% số trẻ đến khám). Các trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện công tác y tế trường học
bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục. Truyền thông
tư vấn cho các bà mẹ khi đến các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản
và tư vấn thực hành chăm sóc trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, khám, chữa bệnh,
phòng ngừa và hỗ trợ, can thiệp tại hộ gia đình của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở.

Nhìn chung, sau 03 năm thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025, nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em ngày càng được nâng cao; tăng cường sự phối hợp liên ngành và hình thành mạng lưới xã hội về bảo vệ trẻ em nhằm xây dựng môi trường sống an toàn đối với trẻ em; phòng ngừa, can thiệp và trợ giúp kịp thời trẻ em bị bạo lực, xâm hại, từng bước giảm đến mức thấp nhất các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Từ nay tới năm 2025, tỉnh phấn đấu: Có 100% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức khác nhau; 100% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi. Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cộng tác viên, tình nguyện viên được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em; dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp được củng cố và phát triển ở tất cả huyện, thị xã, thành phố. Phấn đấu 100% cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức truyền thông
nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa bạo
lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân
viên trong cơ sở giáo dục và người học; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp
kịp thời khi phát hiện người học bị bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục.
Có 100% cơ sở y tế cấp xã, cấp huyện được tăng cường năng lực y tế cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em…