DetailController

Kinh tế

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh

24/11/2023 16:30
Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở; nhất là đã tạo được sức lan tỏa, sự đồng thuận hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn. Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh là 22,32% trong đó số hộ nghèo 27.091 hộ, chiếm tỷ lệ 12,29%, giảm 3,2%; số hộ cận nghèo 22.114 hộ, chiếm tỷ lệ 10,03% số hộ toàn tỉnh, giảm 0,62%.
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, người dân phát triển sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao

Đối với dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện nghèo (huyện Đà Bắc), nguồn vốn ngân ngân sách Trung ương 2021-2023 được giao 121.149 triệu đồng trong đó vốn đầu tư phát triển 114.651 triệu đồng; vốn sự nghiệp 6.498 triệu đồng; ngân sách địa phương (cấp huyện). Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc đã triển khai xây dựng 41 công trình hạ tầng như đường giao thông, công trình nước sinh hoạt, ngầm nước kênh mương… trên địa bàn theo quy định. Đến nay đã có 12 công trình đã hoàn thành và 29 công trình đang thi công. Thực hiện duy tu bảo dưỡng cho 70 danh mục dự án và chuẩn bị thực hiện duy tu bảo dưỡng cho 159 danh mục dự án tiếp theo. Thực hiện giải ngân được 67.635 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 63.547 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 4.088 triệu đồng, đạt 55,8% kế hoạch vốn giao. Triển khai đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn tổng nguồn kinh phí thực hiện là 73.719 đồng trong đó vốn đầu tư phát triển 67.017 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 6.702 triệu đồng; hiện đang trong quá trình triển khai công tác chuẩn bị đầu tư thực hiện 01 công trình Cải tạo, sửa chữa đường huyện (ĐH.34) từ ngã ba Ênh, xã Tân Minh - xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông khác do cấp xã làm chủ đầu tư. Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, nguồn vốn giao 53.182 triệu đồng trong đó ngân sách Trung ương: 53.182 triệu đồng; ngân sách địa phương (cấp huyện). Đến nay, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đang triển khai xây dựng các dự án theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Đã và đang triển khai thực hiện 31 dự án và kế hoạch năm 2023 thực hiện khoảng 35 dự án; thực hiện giải ngân được 1.656 triệu đồng, đạt 3,11% kế hoạch vốn giao. Dự kiến đến hết 31/12/2023 giải ngân hết 100% vốn được giao giai đoạn 2021-2023.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nguồn vốn được giao giai đoạn 2022-2023 là 22.963 triệu đồng trong đó ngân sách Trung ương 22.963 triệu đồng. Đến nay, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đang triển khai xây dựng các dự án theo các hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và đang phê duyệt dự án để triển khai thực hiện. Cải thiện dinh dưỡng nguồn vốn được phân bổ từ ngân sách Trung ương 4.298 triệu đồng. Thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ em từ 24 - 59 tháng tuổi suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng của hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trên toàn tỉnh và toàn bộ trẻ của huyện Đà Bắc. Xây dựng tờ rơi tuyên truyền và in ấn tờ rơi phòng chống suy dinh dưỡng; thực hiện giải ngân được 412 triệu đồng, đạt 9,6% kế hoạch vốn giao. Số kinh phí còn lại dự kiến sử dụng để mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng. Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn tổng số nguồn vốn được phân bổ là 101.891 triệu đồng, trong đó nguồn vốn được phân bổ từ ngân sách Trung ương 97.578 triệu đồng, ngân sách tỉnh đã bố trí 4.313 triệu đồng. Hiện nay, chủ đầu tư đang triển khai, thực hiện dự án xây dựng khu liên hợp cơ sở thực hành và ký túc xã học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình và dự án mở rộng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình và nghề trọng điểm quốc gia. Thực hiện giải ngân được 33.543 triệu đồng, đạt 32,9% kế hoạch vốn giao. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tổng số nguồn vốn được giao từ ngân sách Trung ương 1.144 triệu đồng. Thực hiện giải ngân được 282 triệu đồng, đạt 24,65% kế hoạch vốn giao.

Hỗ trợ việc làm bền vững tổng nguồn vốn được giao 14.819 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương là 14.530 triệu đồng, ngân sách tỉnh 289 triệu đồng. Thực hiện dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu của 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; tổ chức các sàn giao dịch việc làm, Hội chợ việc làm. Đến nay các đơn vị dạy nghề triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề. Mở 77 lớp dạy nghề cho 2.336 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tham gia; 06 phóng sự tuyên truyền, 03 cuộc tọa đàm về công tác đào tạo nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mời thoát nghèo trên địa bàn tỉnh. Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên gắn kết giữa doanh nghiệp và học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hòa Bình. Tổ chức 01 ngày hội việc làm quy mô cấp tỉnh thu hút 40 doanh nghiệp và 1.000 lao động tham gia, 05 phiên giao dịch việc làm lưu động và 08 lớp tư vấn chuyên đề cho 640 người lao động là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh làm. Hỗ trợ trực tiếp cho khoảng 80 người lao động đi xuất khẩu lao động; hỗ trợ người làm công tác trực tiếp giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân người lao động đi làm việc ở nước ngoài./.