DetailController

Nông dân LĐ giỏi

Hiệu quả Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

12/05/2023 17:00
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng" là một trong những phong trào thi đua được các cấp Hội nông dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy triển khai thực hiện sâu rộng trong những năm vừa qua. Đến nay, Phong trào đã được thực hiện nề nếp, tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần, ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu trong hội viên, nông dân.
Toàn huyện Lạc Thủy có 61 trang trại sản xuất nông nghiệp và đang hoạt động hiệu quả.

Để Phong trào phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, cán bộ, hội viên hội nông dân huyện Lạc Thủy đã đoàn kết, vượt khó, sáng tạo trong lao động, phát huy tốt tiềm năng sẵn có, lợi thế về lao động, đất đai. Từ đó, đã tạo động lực mạnh mẽ trong giai cấp nông dân tích cực tham gia sản xuất và đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần chung vào thành tích của huyện. Hằng năm, số hộ nông dân đăng ký và số hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đều tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2018-2023, toàn huyện có đã có 30.378 lượt hộ nông dân đăng ký tham gia Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng". Kết quả có 17.284 lượt hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 57% so với hộ đăng ký. Đặc biệt, trong năm 2022,  hội viên Đỗ Thị Thướng tại xã Thống Nhất được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tăng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Giúp đỡ, phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật hỗ trợ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất con giống và tạo việc làm.

Những tấm gương tiêu biểu đã trở thành động lực để nông dân trên địa bàn hăng hái tham gia lao động sản xuất. Hiện nay, có nhiều nông dân dám nghị, dám làm, quyết tìm tòi đưa vào thử nghiệm và nhân rộng các loại cây, con mới góp phần đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành nghềm dịch vụ mới trong kinh tế nông thôn. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kết hợp đạt hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng, như: Mô hình trồng cây có múi, nuôi cá Trạch Trấu tại xã Phú Thành; Mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh  sản, thị trấn Chị Nê, xã Yên Bồng; nuôi ong mật tại xã Khoàn Dụ... Huyện Lạc Thủy đã xây dựng thành công 5 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu, 17 sản phẩm OCOP.

Hội Nông dân huyện Lạc Thủy chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn về An toàn vệ sinh thức phẩm cho các hộ đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể và cấp Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm cho các hộ đủ điều kiện đảm bảo an toàn theo quy định. Hướng dẫn người sử dụng nhãn hiệu tập thể thực hiện các quy định, quy trình để đảm bảo tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Phối hợp với các ngành chức năng xét duyệt và cấp Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm cho các hộ đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể khi có điều điều kiện về chất lượng sản phẩm. Tổ chức cấp các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây có múi cho hội viên trong toàn huyện. Hội quản lý nhãn hiệu “Cam Lạc  Thủy”. Hội đã xây dựng các biển quảng cáo về nhãn hiệu tập thể Cam Lạc Thủy trên các tuyến đường chính như: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 21 để quảng bá sản phẩm và hình thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ. Hướng dẫn co các hộ sử dụng nhãn hiệu tập thể về cách thức sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, bao bì theo đúng quy trình. Tổ chức, hướng dẫn cho các hộ đăng ký, sử dụng tem “Truy suất nguồn gốc” của sản phẩm và xử lý những hành vi, vi phàm bản quyền sở hữu.

Bên cạnh đó, kinh tế trang trại cả nông dân trong huyện luôn được quan tâm, phát triển, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 61 trang trại, gồm: 27 trang trại thuộc lĩnh vực tổng hợp, 21 trang trại thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 10 trang trại thuộc lĩnh vực trồng trọt, 2 trang trại thuộc lĩnh vực thủy sản và 1 trang trại thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Các trang trại trên địa bàn huyện hoạt động khá hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Cùng với việc phát động phong trào sản xuất kinh doanh giởi, các cơ sở Hội Nông dân đã vận động nông dân đóng góp ủng hộ Quỹ “Ngày vì người nghèo” và tương trợ, giúp đỡ hộ nghèo. Thông qua việc tự giúp nhau bằng ngày công, mà còn giúp nhau về vốn, kinh nghiệm làm ăn, vật tư, con giống. Kết quả, trong giai đoạn 2019-2023, Hội Nông dân huyện đã hỗ trợ 90 triệu cho 45 hộ hội viên nghèo, xây dựng và bàn giao 7 nhà “Mái ấm nông dân” trị giá 170 triệu đồng; phối hợp xây dựng nhà đại đoàn kết cho 13 hộ hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng trị giá 370 triệu đồng.

Phong trào trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng" đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trên địa bàn huyện. Đồng thời Phong trào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong các khu dân cư, tạo động lực xây dựng nông thôn mới./.