DetailController

Tin từ các đơn vị

Cao Phong đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025

30/08/2023 16:30
Đến hết năm 2022, huyện Cao Phong đã có 07/09 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Dũng Phong, Thu Phong, Nam Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Bình Thanh, Hợp Phong), bình quân đạt 17,89 tiêu chí/xã; đã hoàn thành 04/09 tiêu chí nông thôn mới cấp huyện (tiêu chí số 2 về Giao thông, tiêu chí số 3 về Thủy lợi, tiêu chí số 4 về Điện, tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công).
Hạ tầng cơ sở được đầu tư hoàn chỉnh, góp phần nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Cao Phong đặt mục tiêu xây dựng huyện Cao Phong đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025. Cụ thể, xây dựng huyện Cao Phong đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025 là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền, và công tác tuyên truyền, vận động của mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở. Tiếp tục thực hiện nhất quán phương châm “Người dân nông thôn là chủ thế xây dựng nông thôn mới, Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; chủ động, sáng tạo trong vận dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước kết hợp với huy động đa dạng các nguồn lực; không nóng vội, không chạy theo thành tích, không huy động quá sức dân nhưng cũng không được trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ cấp trên. Xây dựng huyện Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới bền vững, nâng cao đòi sống vật chất và tinh thần của người dân; tạo lập hình ảnh nông thôn mới đặc trưng và duy trì những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp; hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp phát triển, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.

Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hơp lý, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; bộ mặt nông thôn khang trang, sạch đẹp, văn minh; y tế, văn hóa, giáo dục phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.

Phấn đấu năm 2023: Xây dựng xã Thung Nai đạt chuẩn nông thôn mới; xã Bắc Phong đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Năm 2024: Xây dựng xã Thạch Yên đạt chuẩn nông thôn mới, toàn huyện có 9/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thị trấn Cao Phong đạt chuẩn đô thị văn minh; 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Hoàn thành 03 tiêu chí nông thôn mới cấp huyện gồm: Tiêu chí 1: Quy hoạch; Tiêu chí 5: Y tế - Văn hóa - Giáo dục; Tiêu chí số 7: Môi trường.

Tới năm 2025 hoàn thành 02 tiêu chí nông thôn mới cấp huyện, gồm: Tiêu chí 6: Kinh tế; Tiêu chí 8: Chất lượng môi trường sống.

Để hoàn thành mục tiêu trên, thời gian tới huyện tập trung  tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm chính trị của các cấp ủy đảng, chính quyền trong tổ chức chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, các ngành, cơ quan, đơn vị. Chú trọng đổi mới và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động theo hướng thiết thực, cụ thể để người dân nhận thức được mình chính là chủ thể thực hiện và cũng là người trực tiếp hưởng lợi từ chương trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng và hỗ trợ. Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất của huyện và quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp của các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch theo đúng các quy định; trong quá trình thực hiện có thể tiếp tục điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới.

Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy hoạch và chuẩn xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên cho xây dựng hệ thống giao thông huyện, xã, xóm, đường nội đồng đảm bảo theo quy định, đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất, lưu thông hàng hóa của nhân dân. Đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp do địa phương quản lý; việc xây dựng trường học phải tuân thủ đúng quy hoạch chung và quy hoạch mặt bằng chi tiết của từng trường; quan tâm có giải pháp cụ thể, quyết liệt trong xây dựng các trường chưa đạt chuẩn. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, xã và xóm; đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, chợ nông thôn, trạm y tế, hệ thống lưới điện, cải tạo, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, trụ sở làm việc của một số xã còn khó khăn, trụ sở công an các cấp đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự.

Phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịcch cơ cấu kinh tể, nâng cao thu nhập người dân gắn vói giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, nâng cao đòi sống vật chất, tinh thần cư dân nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, các cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nông dân, hộ nghèo, tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội để giảm nghèo ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tập trung huy động tối đa các nguồn lực và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn và các nguồn vốn khác để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.Chú trọng phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, vận động nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp chung sức, đồng lòng cùng với Nhà nước thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới hiệu quả. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh cũng như của cán bộ được tỉnh phân công giúp đỡ các xã trên địa bàn huyện nhàm huy động tối đa các nguồn lực toàn xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới./.