DetailController

Chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học

Đề tài: Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững cây quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

27/10/2021 00:00

   * Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Mai

    * Đơn vị thực hiện: Viện Di truyền Nông nghiệp

    * Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2018

          Mục tiêu đề tài:

          Mục tiêu chung:

         Bảo tồn và phát triển được cây quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Xây dựng được cơ sở khoa học về kỹ thuật chăm sóc phù hợp nhằm quản lý, khai thác và sử dụng bền vững, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần đảm bảo và ổn định đời sống cho người dân.

          Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được thực trạng nguồn gen cây quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn.

- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, tính đa dạng di truyền của quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn.

- Tuyển chọn được 20 cây quất hồng bì có ưu điểm trội về năng suất và chất lượng.

- Xây dựng được 01 qui trình chăm sóc cây quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn.

- Xây dựng được 01 mô hình trồng thâm canh cây quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (qui mô: 1 ha/mô hình, tương đương 800 cây).

- Xây dựng được 01 bộ cơ sở dữ liệu về quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình.

         - Tập huấn được 40 lượt người dân về qui trình kỹ thuật chăm sóc cây quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

          Nội dung đề tài:          

          Nội dung 1: Nghiên cứu, điều tra, đánh giá nguồn gen cây quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

         Nội dung 2: Bình tuyển công nhận cây đầu dòng một số giống quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn

          Nội dung 3: Nghiên cứu hoàn thiện qui trình chăm sóc cây quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

Nội dung 4: Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

         Nội dung 5: Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các giống quất hồng bì theo đúng qui trình áp dụng

          Nội dung 6: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình.

          Kết quả của đề tài:

         - Kết quả nghiên cứu có tác động tới một số lĩnh vực KH&CN như nguồn gen cây trồng thực vật, sản xuất phân bón, sản xuất giống cây trồng…

- Đối với cơ quan chủ trì có thêm các dữ liệu khoa học để tiếp tục ứng dụng triển khai trên các đối tượng cây ăn quả khác.

- Việc bảo tồn hiệu quả nguồn gen cây trồng bản địa có giá trị đặc sản, không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia trong vấn đề đa dạng nguồn gen di truyền thực vật. Ngoài ra, Quất hồng bì còn được xem là cây ăn quả có giá trị kinh tế. Do đó, ngoài những giá trị khoa học đóng góp vào lĩnh vực bảo tồn và phát triển cây ăn quả đặc sản thì những kết quả nghiên cứu khi được ứng dụng vào sản xuất thực tiễn cũng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, đặc biệt với bà con ở các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn như Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình.

- Việc ứng dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất sẽ làm giảm đáng kể những tác động xấu đến môi trường, giảm ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ và phát triển tốt hơn các đối kí sinh, thiên địch của sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân đồng thời tạo ra môi trường sinh thái bền vững cho khu vực.