ListNewByCategory

Lễ hội Chùa Tiên Hoà Bình

(24/01/2024)
Quần thể di tích Chùa Tiên, Lạc Thuỷ, Hoà Bình bao gồm hơn 20 điểm di tích với nhiều loại hình di tích lịch sử văn hoá, di tích thắng cảnh, di tích khảo cổ. Mỗi loại hình lại mang những giá trị văn hoá, lịch sử riêng biệt. Trong quần thể có di tích khảo cổ học Động Tiên được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hoá ngày 30/9/1989; quần thể Hang động khu vực Chùa Tiên được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2011. Đến nơi đây, du khách như được trở về với cội nguồn, được thả hồn với mây trời, sắc núi, được chiêm ngưỡng từng đàn cò trắng dập dờn trên cánh đồng bát ngát màu xanh; được du ngoạn nhiều điểm du lịch như: Đền Trình, Đền Mẫu, Động Thuỷ Long Cung, Thung lũng Tình yêu, Động Giải Oan, Suối Vàng, Suối Bạc, Động Cô Chín, Động Ông Hoàng Bảy, Chùa Châu Sơn, Động Tiên, Động Tam Toà, Đình Thượng, Đình Trung,…; thăm hệ sinh thái thực vật, được bơi thuyền trên hồ, đập Rập Bếch - Bai Côm,…. Quần thể di tích Chùa Tiên cũng là địa điểm gần với di tích lịch sử cách mạng Đồn điền Chi Nê và Nhà máy In tiền đầu tiên của chính quyền Cách mạng (chừng 5 km) - di tích được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 2007.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024 tổ chức với quy mô cấp tỉnh trong 03 ngày (từ ngày 15 - 17/02/2024) (tức ngày 6 - 8 tháng Giêng, năm Giáp Thìn)

(22/01/2024)
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024 tổ chức nhằm phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, văn hoá dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình nói riêng; đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Lễ hội còn là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024), mừng xuân mới Giáp Thìn năm 2024

Kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển du lịch năm 2023

(05/01/2024)
Năm 2023, Ban Chỉ đạo Du lịch tỉnh đã chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch đề ra. Hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch được nâng cao, cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Du lịch phát triển theo hướng chuyên nghiệp, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự và an toàn cho du khách, lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch có mức tăng trưởng tốt mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Năm 2024: Phấn đấu đón 4.200.000 lượt khách tham quan du lịch

(05/01/2024)
Nhằm phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại trong năm 2023, ngành Du lịch phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2024: Đón 4.200.000 lượt khách tham quan du lịch, trong đó: Khách quốc tế: 500.000 lượt; Khách nội địa: 3.700.000 lượt. Tổng thu từ khách du lịch là 4.600 tỷ đồng.

Triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khai hội Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy, năm 2024

(28/12/2023)
Chiều 27/12, UBND tỉnh tổ chức họp triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khai hội Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy, năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ khai hội Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy, năm 2024 chủ trì hội nghị. Tham dự có thành viên Ban Tổ chức Lễ khai hội Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy, năm 2024.

Năm 2023 toàn tỉnh đón 3.800.000 lượt khách thăm quan du lịch, tổng doanh thu đạt 4.000 tỷ đồng

(27/12/2023)
Năm 2023, du lịch Hoà Bình có nhiều khởi sắc, các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch đã tập trung đầu tư, chỉnh trang nâng cấp cơ sở vật chất để đón tiếp phục vụ khách du lịch. Số lượng khách du lịch đến với tỉnh Hoà Bình tăng rất nhanh, đặc biệt là vào dịp cuối tuần và những kỳ nghỉ lễ.

Khảo sát triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu Bảo tồn không gian Văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch tại huyện Tân Lạc

(15/12/2023)
Ngày 15/12, Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu Bảo tồn không gian Văn hóa Mường gắn với phát triển du lịch tại huyện Tân Lạc. Cùng tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Tân Lạc.

Khảo sát đánh giá tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện Đà Bắc

(27/11/2023)
Từ ngày 24 - 26/11, Sở VH-TT&DL tổ chức chương trình khảo sát đánh giá tiềm năng du lịch, lựa chọn các sản phẩm du lịch mới và quảng bá xúc tiến, truyền thông du lịch cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc. Tham gia chương trình có một số chuyên gia nghiên cứu phát triển du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, đơn vị kinh doanh du lịch.

Ngành Du lịch tỉnh triển khai hiệu quả công tác hội nhập quốc tế

(24/11/2023)
Năm 2023, du lịch tỉnh Hoà Bình có nhiều khởi sắc, các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch đã tập trung đầu tư, chỉnh trang nâng cấp cơ sở vật chất để đón tiếp phục vụ khách du lịch. Số lượng khách du lịch đến với tỉnh tăng rất nhanh, đặc biệt là vào dịp cuối tuần và những kỳ nghỉ lễ. Du lịch đã góp phần quan trọng trong việc từng bước góp phần đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người lao động và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.

Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023 góp phần bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế

(21/11/2023)
Để thiết thực hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023 trong 3 ngày (từ 17/11 đến ngày 19/11/2023) tại huyện Mai Châu. Liên hoan có sự tham gia của 10 Làng du lịch với gần 300 nghệ nhân diễn viên các tộc và các hoạt động giới thiệu văn hóa, điểm đến của các tỉnh và đơn vị gồm Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Ninh Bình và Tổng công ty Hàng không Việt Nam, cùng với sự tham gia tích cực của 10 huyện, thành phố và Hiệp hội du lịch tỉnh Hòa Bình. Liên hoan đã tạo lên một bức tranh sinh động, phản ánh rõ nét đặc trưng trong sinh hoạt và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc các tỉnh trong vùng Tây Bắc mở rộng.

Kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Liên hoan Làng du lịch cộng đồng 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023

(03/11/2023)
Sáng 2/11, Đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Liên hoan Làng du lịch cộng đồng 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023 tại huyện Mai Châu. Tham gia đoàn có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

Đà Bắc: Tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể thao quảng bá du lịch

(01/11/2023)
Nhằm quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc huyện Đà Bắc tới du khách trong nước và quốc tế, góp phần đạt được chỉ tiêu phát triển du lịch của huyện Đà Bắc năm 2023 và những năm tiếp theo, đồng thời hỗ trợ các cá nhân, tổ chức du lịch liên kết, hợp tác đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch nội địa và quốc tế, trong 02 ngày 02-03/12/2023, huyện Đà Bắc tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể thao quảng bá du lịch trên địa bàn huyện.

Tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ Hòa Bình

(30/10/2023)
Hồ Hòa Bình được hình thành từ việc đắp đập, ngăn sông, chinh phục thiên nhiên. Hiện tại, Sông Đà hung dữ nay đã thành hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á với vẻ đẹp hiền hoà, trở thành Khu du lịch (KDL) hấp dẫn. Hồ có diện tích mặt nước gần 9 nghìn ha, trải dài trên 200 km từ tỉnh Hòa Bình tới Sơn La. Ngày 01/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.

Huyện Tân Lạc: Phát triển du lịch vùng cao theo hướng bền vững

(25/07/2023)
Sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, 3 xã vùng cao: Vân Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông (Tân Lạc) đang từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch. Mới đây, tỉnh đã ban hành nghị quyết, đồng thời định hướng xây dựng nơi đây trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch

(25/07/2023)
Những ngôi nhà trệt truyền thống náu mình giữa những tán cây cổ thụ. Bên trong ngôi nhà là không gian sinh sống vẫn còn nhiều thứ vẹn nguyên của đồng bào Dao từ xa xưa. Sự mộc mạc, hoang sơ là những yếu tố để xóm Sưng thu hút du khách trong và ngoài nước.

Toàn tỉnh có 67 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch

(25/07/2023)
Thực hiện chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hiện toàn tỉnh có 67 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch; trong đó có 3 dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 36.477 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong tỉnh có 448 cơ sở lưu trú được thẩm định, với 9 khách sạn 3 sao; 26 khu nghỉ dưỡng và khách sạn 2 sao, 6 khách sạn 1 sao, 6 căn hộ đạt chuẩn; 401 nhà nghỉ, nhà sàn du lịch cộng đồng; có 9 điểm du lịch địa phương, 1 khu du lịch cấp tỉnh đã công nhận; 7 công ty lữ hành nội địa, chi nhánh văn phòng đại diện hoạt động.

Từng bước xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn

(25/07/2023)
Với mục tiêu xây dựng tỉnh Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Thực hiện cơ cấu lại ngành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thực hiện hiệu quả nghị quyết về phát triển du lịch

(25/07/2023)
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của huyện, ngày 30/8/2016, BTV Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết đã tạo chuyển biến tích cực.

Phát triển các loại hình du lịch ở Thác Mu, gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân

(05/07/2023)
Xã Tự Do, huyện Lạc Sơn hiện có 105 hộ, 498 nhân khẩu, đồng bào Mường chiếm đa số khoảng 97%. Nơi đây có danh thắng Thác Mu, một trong những thác nước tự nhiên đẹp của tỉnh. Với tiềm năng du lịch sẵn có là danh thắng Thác Mu và bản sắc văn hóa truyền thống, những năm qua, người dân xóm Mu Khướng, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đang khai thác tiềm năng này để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình

(21/09/2022)
Xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thu hút đầu tư, tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Hòa Bình tới du khách trong và ngoài nước.

Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của các địa phương trên địa bàn tỉnh

(19/08/2022)
Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình đã được tập trung đầu tư và có nhiều khởi sắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký đầu tư kinh doanh tại tỉnh. Các địa phương trong tỉnh đã và đang tập trung phát triển những sản phẩm du lịch mới, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, và liên kết du lịch.

Phát huy tiềm năng du lịch tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc

(18/08/2022)
Tân Lạc là vùng đất giàu tiềm năng của tỉnh Hòa Bình, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Nhận thức được điều này, Tỉnh ủy Hòa Bình, Huyện ủy Tân Lạc đã quan tâm, xây dựng có các chính sách, định hướng đưa huyện Tân Lạc là điểm đến hấp dẫn. Trong đó các xã cùng cao huyện Tân Lạc được xác định là có nhiều lợi thế để khai thác, phát triển, phấn đấu để các xã vùng cao huyện Tân Lạc đạt tiêu chuẩn khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện môi trường, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Hòa Bình.

Quản lý chặt chẽ quy hoạch, tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững

(08/08/2022)
Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong bốn khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Yêu cầu thực hiện rất khẩn trương, đồng thời phải bảo đảm chất lượng, đáp ứng Luật Quy hoạch mới, từ đó quản lý chặt chẽ quy hoạch, tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững. Thường trực Tỉnh uỷ yêu cầu thành viên Ban Chỉ đạo lập quy hoạch tỉnh, các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố phải có trách nhiệm rất cao, phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, đặt mục tiêu đến tháng 8/2022 hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tân Lạc: Tập trung phát triển du lịch các xã vùng cao

(10/06/2022)
Các xã vùng cao huyện Tân Lạc gồm: Vân Sơn, Quyết Chiến và Ngổ Luông, cách trung tâm huyện khoảng 20 km về phía Tây, có diện tích tự nhiên 12.038 ha, dân số 8.700 người. Nơi đây sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đặc sắc, phong phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch.

Liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn bình thường mới

(30/05/2022)
Ngày 28/5, Sở VH,TT&DL Hòa Bình phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa hai tỉnh. Dự hội nghị có lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch, Hiệp hội Du lịch,.đại diện hơn 70 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành của hai tỉnh.

Du lịch huyện Mai Châu phát triển với mục tiêu khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(15/09/2021)
Triển khai thực hiện việc xây dựng huyện Mai Châu trở thành Điểm du lịch Quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 5 năm qua, tỉnh đã định hướng cho du lịch phát triển với mục tiêu khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn huyện Mai Châu. Chất lượng dịch vụ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh du lịch từng bước được nâng cao.

Năm 2025: Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đạt 4,9 triệu lượt khách

(13/09/2021)
Ngày 20/8/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Việc ban hành Đề án này có vai trò hết sức quan trọng nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chiến lược, Quy hoạch, Chương trình hành động, Đề án phát triển du lịch của Trung ương và địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển du lịch tỉnh. Đây là định hướng chiến lược quan trọng, tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác, phù hợp với mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 -2025 đã đề ra.

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh

(26/08/2021)
Theo thống kê của ngành Du lịch, tỉnh ta có 101 di tích được xếp hàng và 100 di tích chưa được xếp hạng. Ngoài ra, có trên 30 khu, điểm du lịch, trong đó, đã công nhận 9 điểm du lịch địa phương và 1 khu du lịch cấp tỉnh. Đây là tiềm năng lớn để ngành Du lịch từng bước đầu tư khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch

(11/05/2017)
Tỉnh ta đang sở hữu những tài nguyên du lịch phong phú là những tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình du lịch. Hòa Bình có nền văn hóa lâu đời, từng được đến là cái nôi của người Việt cổ có nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với 4 Mường: Bi, Vang, Thàng Động. Vùng đất Hòa Bình cũng có nhiều truyền thuyết độc đáo và hấp dẫn như: Sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước”, truyền thuyết ông Đùng, bà Đùng, Út Lót - Hồ Liêu...

Mộ Cổ Đồng Thếch

(15/12/2009)

Nằm ở xã Vĩnh Đồng- huyện Kim Bôi, khu di tích mộ cổ Đống Thếch còn lưu giữ hàng trăm ngôi mộ cổ của các dòng họ Đinh Công, dân tộc Mường.

Chương trình du lịch

(15/12/2009)

Các chương trình du lịch dưới đây là những tour du lịch tiêu biểu trong bộ sưu tập tour nhằm giới thiệu với khách du lịch trong nước và ngoài nước những địa danh, những sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh Hòa Bình nói riêng và những tour mang tính liên vùng Tây Bắc nói chung mà chúng tôi lấy thủ đô Hà Nội làm điểm xuất phát.

Khu du lịch Bản Mường - Giang Mỗ

(15/12/2009)

Cách thị xã Hoà Bình 12 Km, dưới chân núi Mỗ. Bản Giang Mỗ gồm 100 ngôi nhà sàn của người Mường còn giữ nguyên bản từ nhà cửa đến nếp sinh hoạt, hệ thống dẫn nước, cối giã gạo, cung nỏ săn bắn, phương thức làm ruộng cùng các lễ hội, phong tục tập quán Mường...

Ngành thương mại du lịch Hòa Bình: Đổi mới để hội nhập và phát triển

(14/12/2009)

Trong những năm gần đây, tiềm năng du lịch tỉnh Hoà Bình đang được tập trung khai thác hiệu quả với sự ra đời của hàng loạt điểm du lịch như: du lịch cộng đồng ở Mai Châu, du lịch sinh thái tại Kim Bôi, khu du lịch tâm linh tín ngưỡng Phú Lão, chùa Tiên (Lạc Thuỷ), Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và hồ sông Đà, sân gôn Lương Sơn (lớn nhất Việt Nam)

Du lịch Mai Châu - Mở rộng vòng tay đón mời du khách và nhà đầu tư

(14/12/2009)

Đã từ lâu, Mai Châu được du khách trong nước và quốc tế đánh giá là địa danh du lịch nổi tiếng của Hoà Bình và cả nước. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế dịch vụ - du lịch Mai Châu cũng có những chuyển biến tích cực, góp phần tăng ngân sách địa phương và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nơi đây.

Hiển thị 1 - 37 of 37 kết quả.