ListNewByCategory

6 tháng đầu năm, ước khai thác trên 960 tấn thủy sản

(24/05/2022)
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5,2 nghìn tấn, sản lượng khai thác ước trên 960 tấn. Cơ bản quy mô thủy sản được duy trì và mở rộng hình thức nuôi, khai thác tạo việc làm thu hút lao động. Phát triển hợp lý nghề nuôi cá lồng trong các thủy vực lớn, đặc biệt là trên lòng hồ thủy điện sông Đà, bảo vệ hiệu quả nguồn lợi thủy sản và môi trường.

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp 5 tháng đầu năm

(20/05/2022)
5 tháng năm 2022, thời tiết tương đối thuận lợi cho bà con nông dân thu hoạch các loại cây trồng vụ Đông và gieo trồng cây vụ Xuân; tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì phát triển. Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến hết quý I đạt 4,16%; ước 6 tháng đầu năm đạt 5,33%, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định 51,5%, bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 15,5 tiêu chí/xã; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến hết quý I là 95,41%, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra.

Tháng 4: Tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định

(22/04/2022)
Trong tháng 4, Ngành Nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2022, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đôn đốc các địa phương chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi. Công tác kiểm soát giết mổ động vật được triển khai thực hiện tốt, đã quản lý, thực hiện tốt công tác VSATTP trên địa bàn tỉnh, điều tiết nước hợp lý, quản lý chặt chẽ nước các hồ đập, đảm bảo tích đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tỉnh Hòa Bình xếp thứ 2/63 tỉnh thành về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2021

(20/04/2022)
Theo Thông báo số 2267, ngày 14/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2021, tỉnh Hòa Bình đạt 92,5 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (chỉ sau Cần Thơ) về chỉ số; thuộc nhóm địa phương triển khai tốt.

Chủ động các giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại trong sản xuất nông nghiệp

(18/02/2022)
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 19/2/2022 miền Bắc tiếp tục bị ảnh hưởng của không khí lạnh trời có khả năng chuyển rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất từ 10-140C, vùng núi cao có nơi dưới 50C có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết kéo dài liên. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra; đảm bảo an toàn cho cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt một số giải pháp nhằm chủ động ứng phó với tình hình rét đậm, rét hại sắp diễn ra.

Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an ninh lương thực

(16/11/2021)
Vấn đề an ninh lương thực luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm đảm bảo lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Theo đó, khả năng, điều kiện được tiếp cận lương thực, thực phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng ngày càng trở thành một quyền cơ bản của mọi người dân. Đối với tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh đã nhất quán mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; sử dụng hiệu quả đất lúa với kế hoạch chặt chẽ giữ ổn định diện tích lúa theo phân khai của Trung ương. Phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cải thiện chế độ dinh dưỡng của người dân với khẩu phần ăn cân đối, khoa học; đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực của người dân ở mọi vùng, trong mọi hoàn cảnh.

Cá lồng hồ Hòa Bình chết hàng loạt

(12/06/2010)

Trong hai ngày 9 và 10-6, sau trận mưa đầu mùa vài ngày, có khoảng 500 lồng cá của người dân ở các huyện Mai Châu, Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc (Hòa Bình) trong tổng số 1.100 lồng cá vùng lòng hồ Hòa Bình xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Riêng huyện Đà Bắc có 280 lồng cá bị chết (trong đó xã Vầy Nưa có 160 lồng cá bị chết), ước thiệt hại hơn một tỷ đồng

Quản lý ao nuôi và phòng bệnh cho Ba Ba

(15/12/2009)

Quản lý ao nuôi: Công việc quản lý ao nuôi quyết định rất lớn đến kết quả nuôi, quản lý không tốt thường dẫn đến thiệt hại, có khi thiệt hại rất lớn. Quản lý ao nuôi gồm những công việc hàng ngày, công việc đột xuất và công việc định kỳ

Hiện trạng và hướng phát triển thủy sản ở Hồ thuỷ điện Hòa Bình

(15/12/2009)

Hồ thủy điện Hòa Bình xây dựng trên sông Đà ngăn đập giữ nước từ năm 1986. Chiều dài hồ kể từ đập chính tại thị xã Hòa Bình đến Tạ Pú, Sơn La là 230 km, diện tích ngập nước có thể phát triển thủy sản là 16.790 ha. Trong lòng hồ có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, bao gồm các loài thủy sinh vật đại diện cho cả 2 vùng sinh thái là đồng bằng và miền núi sinh sống với 123 loài thủy sản thuộc 79 giống, 19 họ trong đó nhiều loài có khả năng sinh sản tự nhiên.

Kỹ thuật nuôi Ba Ba thương phẩm

(15/12/2009)

Ba ba thịt còn gọi là ba ba thương phẩm, quy cỡ xuất bán từ 0,4kg trở lên, chủ yếu từ 0,5-0,8kg/con. Hiện thị trường trong nước nhu cầu còn ít, sản phẩm nuôi được chủ yếu để xuất khẩu. Mùa tiêu thụ rải rác quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng cuối năm.

Hiển thị 51 - 60 of 61 kết quả.