ListNewByCategory

Tổng sản lượng khai thác thủy sản tháng 5/2024 ước đạt 200 tấn

(10/05/2024)
Tháng 5/2024, sản xuất thủy sản trên địa bàn tương đối thuận lợi. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, thủy sản nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Cơ quan chức năng tích cực chỉ đạo, đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất. Do đó, các chỉ tiêu về phát triển sản xuất đều đảm bảo.

Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

(04/05/2024)
Hồ Hòa Bình là một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, trải dài 230 km từ Hòa Bình đến Sơn La. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Hồ Hòa Bình nằm trong phạm vi hành chính của thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và Mai Châu. Dung tích của hồ Hòa Bình vào khoảng 9,45 tỷ m3, diện tích mặt hồ khoảng 8.900 ha. Hồ Hòa Bình tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện thuận lợi về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp cho phát triển nuôi cá lồng bè.

Tỉnh Hòa Bình thực hiện cam kết cung cấp nông sản an toàn cho thành phố Hà Nội

(24/04/2024)
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh, thành phố nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng trong việc xây dựng vùng, chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản an toàn. Từ cơ chế này, nhiều nông sản sạch của tỉnh Hòa Bình thông qua các doanh nghiệp cung cấp cho thị trường Hà Nội được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.

Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trước mùa mưa, lũ năm 2024

(15/04/2024)
Toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi quản lý 208 hồ chứa lớn và vừa; số lượng hồ chứa còn lại được phân cấp cho cấp huyện quản lý, trực tiếp là các hợp tác xã, tổ hợp tác và UBND các xã vận hành khai thác. Trước mùa mưa, lũ năm 2024, nhiệm vụ cấp bách là đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa nước.

Năm 2024: Phấn đấu giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 300 tỷ đồng

(29/02/2024)
Năm 2024, ngành thủy sản tỉnh ta phấn đấu đẩy mạnh sản xuất thủy sản đưa giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt trên 0,338 nghìn tỷ đồng. Diện tích nuôi trồng thủy sản 2,7 nghìn ha (kết hợp nuôi tại các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); 4,9 nghìn lồng nuôi cá, sản lượng thủy sản đạt 12,5 nghìn tấn, trong đó nuôi trồng 10,5 nghìn tấn, khai thác 2 nghìn tấn. Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản. Phát triển thuỷ sản bền vững; bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thuỷ sản, ổn định sản xuất đời sống của nhân dân các dân tộc vùng ven hồ thủy điện Hòa Bình gắn với bảo vệ hệ sinh thái và phát triển du lịch.

Tăng cường thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024

(01/02/2024)
Trong những năm qua, công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh được quan tâm duy trì và thực hiện thường xuyên, hàng năm tỉnh đều bố trí nguồn ngân sách thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước tự nhiên, đặc biệt là trên hồ thủy điện Hòa Bình, góp phần bổ sung, phục hồi nguồn lợi thủy sản trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao. Để tiếp tục duy trì và thực hiện tốt công tác tái tạo, ngày 31/01, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công văn số 144/UBND-KTN về việc tăng cường thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024.

Hòa Bình: Tích cực thu hút các nguồn đầu tư để phát triển nuôi trồng thủy sản

(04/12/2023)
Vơi tiềm năng phát triển thủy sản tương đối lớn, tỉnh Hòa Bình có hơn 14.560 ha mặt nước, 543 hồ thủy lợi lớn, vừa và nhỏ, trong đó có 49 hồ chứa lớn có dung tích từ 3 -10 triệu m3, 151 hồ chứa vừa có dung tích từ 0,5 - 3 triệu m3, 273 hồ chứa nhỏ có dung tích từ 0,05 - 0,5 triệu m3 và có 70 hồ chứa có dung tích dưới 50.000 m3 phân bố trên địa bàn của 10 huyện, thành phố của tỉnh. Hồ thuỷ điện Sông Đà có diện tích 8.892 ha, tại trên địa bàn thành phố Hòa Bình và 4 huyện gồm: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc và Mai Châu.

Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh ước đạt trên 978 tỷ đồng

(30/11/2023)
Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh ước đạt 978,45 tỷ đồng, tăng 10,01% so với năm 2022, đạt mục tiêu đề ra. Nhiều doanh nghiệp mới tiếp tục được xuất khẩu, năm sau nhiều hơn năm trước. Các sản phẩm xuất khẩu tiếp tục được đa dạng, chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì đã từng bước được nâng lên và phù hợp với thị hiếu của khách hàng tại các nước nhập khẩu.

Một số giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

(14/11/2023)
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên vô cùng, quý giá có khả năng tái tạo, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống của Nhân dân. Nó không chỉ là nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng phục vụ đời sống hàng ngày mà còn tạo ra thu nhập và việc làm cho người dân. Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mọi người dân hiện nay cũng như thế hệ mai sau.

Bế mạc Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ Nhất, Hội chợ Nông nghiệp và Triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2023

(01/11/2023)
Ngày 31/10, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Bế mạc Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ Nhất, Hội chợ Nông nghiệp và Triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2023. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội và Hội chợ; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Tòa đàm giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lơi thủy sản lưu vực sông Đà

(01/11/2023)
Chiều 31/10, tại Trung tâm hội nghị Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Tọa đàm giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà. Dự tọa đàm có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Trung tâm Khuyến nông quốc gia; các đơn vị trực thuộc Sở; đại diện các công ty, HTX, nông dân trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị thủy sản toàn quốc Phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa

(30/10/2023)
Chiều 27/10, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị thủy sản toàn quốc với chủ đề "Phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa". Qua đó, nhằm tìm ra giải phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa theo hướng hiệu quả, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại diện một số bộ, ngành, đơn vị trực thuộc, cùng hơn 20 Chi cục Thủy sản các tỉnh có hồ chứa trong cả nước.

Thu hoạch được trên 5,1 nghìn tấn cá trong vụ Hè Thu- vụ Mùa 2023

(26/10/2023)
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản- Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện toàn tỉnh có 4.950 lồng nuôi cá. Vụ sản xuất Hè Thu – vụ Mùa năm 2023, sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 5.117 tấn trong đó sản lượng khai thác 1.122 tấn, sản lượng nuôi 3.995 tấn gồm các loài như cá Nheo Mỹ, cá Chiên, cá Lăng chấm, Diêu hồng, cá Trắm đen, cá Bỗng, cá Tầm, Trắm cỏ, cá Rô phi, cá Chim trắng, cá Trê lai, cá chép…

Phát triển thủy sản kết hợp dịch vụ du lịch hồ Hòa Bình

(24/10/2023)
Hồ thủy điện Hòa Bình (sau đây gọi là Hồ Hòa Bình) được hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tạo nên một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, trải dài 230 km từ Hòa Bình đến Sơn La. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Hồ Hòa Bình nằm trong phạm vi hành chính của thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và Mai Châu. Dung tích của Hồ Hòa Bình vào khoảng 9,45 tỷ m3, diện tích mặt hồ khoảng 8.900 ha. Hồ Hòa Bình tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện thuận lợi về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp cho phát triển nuôi cá lồng bè. Bên cạnh đó, những năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá đã khéo léo kết hợp giữa phát triển thủy sản và kinh doanh dịch vụ du lịch, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

(24/10/2023)
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...

Họp báo Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất; Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc năm 2023

(20/10/2023)
Chiều ngày 19/10, UBND tỉnh tổ chức họp báo Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ nhất; Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2023. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ban, ngành chức năng; cùng lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Lễ hội Cá tôm Sông Đà và Hội chợ triển lãm sản phẩm Ocop vùng Trung du miền núi phía Bắc diễn ra từ 26 đến 31/10/2023

(06/10/2023)
Chiều ngày 5/10, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ Nhất; Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc năm 2023. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Kết quả công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh

(13/06/2023)
Thời gian qua, các cấp chính quyền và sở, ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người kinh doanh, giảm thiểu vi phạm trong lĩnh vực này, đồng thời hạn chế được rủi ro cho người nông dân.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản

(06/06/2023)
Ngày 05/6/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 796//UBND-KTN về việc triển khai Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 01/5/2023 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản.

Hòa Bình phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản

(14/04/2023)
Tỉnh Hòa Bình có diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ, nuôi cá ruộng, nuôi cá hồ chứa là 2.695 ha, số lồng nuôi cá 4.900. Riêng trong quý I năm 2023, tổng sản lượng nuôi, khai thác ước đạt khoảng 3.063 tấn.

Hòa Bình xếp thứ 3 toàn quốc về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2022

(04/04/2023)
Theo Thông báo số 1996/TB-BNN-VP, ngày 31/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 3 với 89,50 điểm, xếp sau tỉnh Cần Thơ (xếp thứ nhất với 92,50 điểm) và Sóc Trăng (xếp thứ 2 với 91 điểm). Theo đó, Hòa Bình thuộc nhóm các địa phương triển khai tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022. Năm 2021, tỉnh Hòa Bình đạt 92,5 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thuộc nhóm địa phương triển khai tốt.

Nhân rộng Mô hình nuôi Cá Dầm xanh từ huyện Mai Châu

(27/03/2023)
Cá Dầm xanh là loài cá quý hiếm, thịt chắc, thơm ngon, xưa kia đây là một trong những sản vật được săn bắt để tiến vua. Trên địa bàn tỉnh, Cá Dầm xanh được nuôi nhiều ở một số xã thuộc huyện Mai Châu, nhiều nhất là ở xã Vạn Mai; hiện nay Cá Dầm xanh cũng đang được nuôi ở xã Nhân Mỹ (huyện Tân Lạc)...

Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xúc tiến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản

(10/02/2023)
Năm 2022, ngành Nông nghiệp và PTNT đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và xúc tiến tiêu thụ nông sản, kết quả đã đạt được chuyển biến tích cực: Nhận thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và trách nhiệm của cơ quan quản lý được nâng lên; qua kiểm tra, giám sát cho thấy vi phạm về an toàn thực phẩm giảm rõ rệt so với năm 2021. Bên cạnh đó việc xuất khẩu nông sản đã có nhiều khởi sắc, tổng giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu tăng mạnh so với chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Quản lý và khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

(10/01/2023)
Những năm qua, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Các cơ quan chức năng tổ chức chặt chẽ công tác quản lý các công trình. Qua đó, hiệu quả quản lý, khai thác công trình được nâng cao; diện tích canh tác được mở rộng, tạo môi trường thuận lợi người nông dân tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản năm 2022 ước đạt 4,57%, tăng 1,56% so với kế hoạch giao

(26/12/2022)
Năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã chủ động thực hiện các chương trình, đề án và kế hoạch hành động cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu phát triển ngành; tham mưu thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất. Mặc dù đầu năm có chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, song hầu hết các chỉ tiêu phát triển ngành năm 2022 đều đạt và vượt so với cùng kỳ và kế hoạch đề ra; giá trị sản xuất toàn ngành tăng khá.

Hiển thị 1 - 40 of 61 kết quả.